Đường mía không nằm trong danh mục hàng hóa cấm xuất nhập khẩu. Vì vậy, cá nhân, đơn vị có thể xuất khẩu đường mía bình thường. Bên cạnh đó, đường mía cũng không nằm trong danh mục hàng hóa phải có giấy phép xuất khẩu nên không cần giấy phép xuất khẩu.
Công bố chất lượng sản phẩm
Trước khi thực hiện thủ tục xuất khẩu đường mía, doanh nghiệp phải tiến hành Công bố chất lượng sản phẩm. Đây là thủ tục quan trọng nhằm đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng sản phẩm theo nghị định 15/2018/NĐ-CP. Hồ sơ bố chất lượng sản phẩm, bao gồm:
Mẫu nhãn hoặc hình ảnh nhãn sản phẩm
Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện An toàn thực phẩm
Thời gian thực hiện kiểm nghiệm trong vòng 07 ngày. Sau đó sẽ đăng tải lên cổng thông tin điện tử trong 03 ngày.
Cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài viết, hi vọng bài viết sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về thủ tục xuất khẩu đường mía. Bên cạnh đó, nếu gặp vướng mắc hoặc khó khăn trong quá trình làm thủ tục xuất nhập khẩu, quý khách hàng có thể lựa chọn Real Logistics là người bạn đồng hành. Công ty chúng tôi có đội ngũ nhân viên nhiều kinh nghiệm, trung thực, tận tâm với từng lô hàng, đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu. Cam kết theo dõi, giải quyết đảm bảo hàng hóa đến nơi an toàn với thời gian nhanh nhất và mức chi phí hợp lý nhất. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi bất cứ khi nào bạn cần để trải nghiệm chất lượng dịch vụ tốt nhất.
Xin vui lòng liên hệ với Real Logistics để được tư vấn miễn phí: Hotline: 0936.386.352 Email: [email protected] / [email protected] Địa chỉ: HN: 51 Quan Nhân, p. Nhân Chính, q. Thanh Xuân, TP Hà Nội HCM: Số 87 đường B4, p. An Lợi Đông, TP Thủ Đức, TP HCM
Real Logistics cung cấp các dịch vụ : - Vận chuyển hàng hóa quốc tế FCL/LCL bằng đường biển và đường hàng không chuyên tuyến đến tất cả các địa điểm trên thế giới. - Dịch vụ làm thủ tục hải quan xuất - nhập khẩu và thủ tục kiểm tra chất lượng, hợp quy, công bố sản phẩm. - Dịch vụ thông quan hải quan và vận tải container nội địa - Cho thuê kho bãi và vận hành phân phối - Ủy thác xuất nhập khẩu hàng hóa ra thế giới
► DỊCH VỤ ỦY THÁC XUẤT NHẬP KHẨU
► DỊCH VỤ TƯ VẤN XUẤT NHẬP KHẨU
► DỊCH VỤ KHAI BÁO HẢI QUAN TẠI CẢNG SÂN BAY NỘI BÀI
► DỊCH VỤ KHAI BÁO HẢI QUAN TẠI CẢNG SÂN BAY TÂN SƠN NHẤT
► DỊCH VỤ KHAI BÁO HẢI QUAN TẠI CẢNG HẢI PHÒNG
► DỊCH VỤ KHAI BÁO HẢI QUAN TẠI CẢNG CÁT LÁI
► DỊCH VỤ KHAI BÁO HẢI QUAN TẠI CẢNG CÁI MÉP
► DỊCH VỤ KHAI BÁO HẢI QUAN TẠI CẢNG ĐÀ NẴNG
Nước mía Việt Nam gần đây đã trở thành một thức uống nổi tiếng và bán rất đắt khách ở nhiều nước trên thế giới như là Hàn Quốc, Mỹ, các nước Châu Âu… Hình ảnh về xe bán nước mía quen thuộc cũng đã dần xuất hiện trên nhiều đường phố khiến dân tình quốc tế không khỏi thích thú.
Vì thế mà sản phẩm mía tươi của Việt Nam cũng đã và đang được xuất khẩu rộng rãi sang nhiều thị trường nước ngoài. Để đảm bảo quy trình diễn ra thuận lợi, cây mía phải vượt qua được yêu cầu kiểm dịch khắt khe nhằm đảm bảo tiêu chuẩn về mẫu mã, kích thước, độ đường. Loại mía xuất khẩu được chọn lọc kĩ theo vùng trồng và thực hiện qua công đoạn sơ chế, đảm bảo chất lượng tiêu chuẩn xuất khẩu.
Vậy thủ tục xuất khẩu mía tươi cụ thể như thế nào? Chứng từ khai báo gồm những gì? Để nắm được thông tin này, mời bạn cùng Advantage Logistics theo dõi qua bài viết dưới đây nhé!
Việc xuất khẩu mía tươi đòi hỏi sự tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về kiểm tra vi sinh vật, côn trùng, đất, dư lượng nitrat, và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật theo quy định của quốc gia nhập khẩu. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện thủ tục xuất khẩu mía tươi phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm từ quá trình trồng, thu hoạch, sơ chế, đóng gói, lưu trữ đến vận chuyển.
Một ví dụ về tiêu chuẩn xuất khẩu mía được chúng tôi tham khảo từ một doanh nghiệp ở Hòa Bình như sau: Cây mía trắng được lựa chọn và trải qua 2 công đoạn sơ chế, loại bỏ 100% đầu mấu, cạo vỏ, cắt thành khúc dài 35cm. Sau đó, mía được đóng gói trong túi PE (hút chân không) có trọng lượng 2,5kg/túi và được đóng thành thùng carton cấp đông, mỗi thùng nặng 10kg. Quy trình này đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm của Liên minh Châu Âu (EU) và Hoa Kỳ.
Chuẩn bị bộ chứng từ xuất khẩu
Các chứng từ xuất khẩu cơ bản bao gồm Hợp đồng, Invoice, Packing List, Bảng kê thu mua hoặc Hóa đơn mua hàng. Mặc dù hiện nay, thủ tục hải quan có thể không yêu cầu Hợp đồng mua bán và Packing List, nhưng vẫn cần chuẩn bị đầy đủ chúng. Quan trọng là liên tục kiểm tra và đối chiếu với các chứng từ sau này, như Chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary), để đảm bảo tính chính xác về tên hàng, số lượng, người xuất khẩu, và người nhập khẩu.
Nội dung trong Tờ khai hải quan, Chứng nhận xuất xứ, Chứng nhận kiểm dịch thực vật, và Vận đơn cần phải đồng nhất với nhau và phải phù hợp với Invoice và Hợp đồng. Điều này giúp tránh trường hợp nội dung không đồng nhất, từ đó gây khó khăn cho nhà nhập khẩu và tạo ra các chi phí không dự kiến như chi phí lưu kho, bảo quản hàng hóa, và các chi phí khác.
Thống nhất ký kết hợp đồng thương mại
Hợp đồng cần chi tiết rõ thông tin người mua, người bán, tên hàng hóa, số lượng, chất lượng, chủng loại, quy cách đóng gói, điều kiện bảo quản hàng hóa, đơn giá hàng hóa, phương thức vận chuyển, phương thức thanh toán, và thời gian giao hàng. Nhằm bảo vệ quyền lợi của người bán, chúng tôi khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu yêu cầu người mua thanh toán trước hoặc sử dụng thư bảo lãnh LC từ ngân hàng. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro cho người bán trong quá trình thương mại quốc tế.
Người bán phải đảm bảo sự chuẩn bị chính xác về số lượng, chất lượng, và quy cách đóng gói của hàng hóa. Đối với mặt hàng nông sản, đặc biệt là mía tươi, việc giao hàng đúng thời gian và bảo quản chúng ở nhiệt độ thích hợp là rất quan trọng. Điều này giúp tránh tình trạng thâm mốc và đọng đường ở hai đầu khúc mía. Hơn nữa, cần chú trọng việc ghi nhớ và dán đúng nội dung tem nhãn tiếng quốc gia xuất khẩu theo quy định của Định luật An toàn Thực phẩm Quốc gia số 1399.
Tiến hành làm thủ tục kiểm dịch thực vật
Kiểm dịch thực vật đóng vai trò quan trọng trong quá trình xác định chất lượng của hàng hóa xuất khẩu và là một trong những giấy tờ cần thiết giúp nhà nhập khẩu tại quốc gia đích thực hiện thủ tục nhập khẩu một cách thuận lợi. Hiện nay, khi thực hiện quá trình kiểm dịch tại Việt Nam, cơ quan kiểm dịch không chỉ giới hạn việc kiểm tra tài liệu mà còn thực hiện kiểm tra trực tiếp hàng hóa bằng các phương pháp kiểm nghiệm chuyên môn. Do đó, các doanh nghiệp xuất khẩu cần chuẩn bị hàng hóa với chất lượng đảm bảo.
Để tối ưu hóa quy trình, doanh nghiệp nên nỗ lực để kiểm dịch được thực hiện và nhận được Chứng thư Kiểm dịch Phytosanitary một cách nhanh chóng, đặc biệt là trong trường hợp vận chuyển bằng đường hàng không, để có thể gửi kết quả kiểm dịch cùng chuyến bay. Điều này giúp tăng cường tính linh hoạt và hiệu quả trong quá trình xuất khẩu.
Mọi hàng hóa, dù là nhập khẩu hay xuất khẩu, đều phải thông qua quá trình làm tờ khai hải quan. Dựa trên kinh nghiệm làm xuất nhập khẩu trong nhiều năm, chúng tôi nhận thấy rằng tờ khai hàng nông sản xuất khẩu thường được thông quan tự động (luồng xanh). Do đó, trước khi khai tờ khai, các doanh nghiệp cần kiểm tra kỹ các thông tin trong đó để tránh việc phải điều chỉnh thông tin sau khi đã thông quan, điều này có thể dẫn đến mất thời gian và rủi ro không kịp thời hạn cut off của tàu (thường được biết đến là off hàng hay rớt tàu).