Có nước đánh thuế tới 50%, nhưng có những nước thậm chí không áp thuế doanh nghiệp…
Tỉnh bang nào tại Canada có mức đóng thuế thấp nhất?
Trang chủ » Tin Tức » Tỉnh bang nào tại Canada có mức đóng thuế thấp nhất?
Có nhiều chỉ số khác nhau được dùng để đánh giá sự giàu có của một quốc gia, vùng lãnh thổ, nhưng thường bao gồm tổng sản phẩm trong nước (GDP), GDP bình quân đầu người hoặc tổng thu nhập quốc dân (GNI).
GDP bình quân đầu người thường được dùng để xếp hạng mức độ giàu có của các quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, theo lý giải của World Population Review, GDP bình quân đầu người “không tương ứng với mức lương bình quân mà một người sống ở một quốc gia, vùng lãnh thổ nhất định kiếm được”.
“Ví dụ, GDP bình quân đầu người của Mỹ năm 2019 là 65.279,5 USD, nhưng mức lương bình quân năm tại quốc gia này là 51.916,27 USD và mức lương trung bình là 34.248,45 USD”, World Population Review giải thích.
Còn nếu xếp hạng dựa trên GDP, World Population Review, lưu ý: “Thậm chí ở những nước giàu nhất, vẫn có một bộ phận người dân sống trong cảnh nghèo và thậm chí ở những nước nghèo nhất, vẫn có những bộ phận dân chúng cực giàu. Tuy nhiên, GDP là một chỉ số công bằng phản ánh sức khỏe tài chính tổng thể của một quốc gia”.
Khi xếp hạng dựa trên GDP, những nước giàu nhất là những nền kinh tế lớn nhất. Dựa trên dữ liệu GDP năm 2021 của Quỹ Tiền Tệ Quốc tế (IMF), 10 quốc gia giàu nhất thế giới gồm:
Tuy nhiên, theo World Population Review, có một thực tế là giá trị GDP đôi khi có thể bị "bẻ cong" bởi các hoạt động kinh doanh quốc tế. Ví dụ, một quốc gia (như Ireland và Thụy Sỹ) được xem là các"‘thiên đường thuế" nhờ các quy định có lợi cho doanh nghiệp nước ngoài của Chính phủ.
“Với những quốc gia này, một phần lớn các giá trị được tính là GDP trên thực tế có thể là tiền của các doanh nghiệp nước ngoài đang đầu tư vào quốc gia đó, thay vì là thu nhập thực sự nằm ở quốc gia đó”.
Mỹ được xem nhiều tổ chức giám sát tài chính quốc tế xem là một “thiên đường thuế”.
Dựa trên GDP bình quân đầu người, 10 quốc gia, vùng lãnh thổ giàu nhất thế giới gồm:
Luxembourg, cũng thường được xem là một “thiên đường thuế”, lại có một điểm đặc biệt khác. Đó là quốc gia này có tỷ lệ người lao động xuyên biên giới cao – gần 212.000 người trong quý 2/2021.
“Mặc dù nhóm lao động này đóng góp vào sự giàu có của Luxembourg. Nhưng họ không được tính đến khi tính GDP bình quân đầu người, dẫn tới chỉ số này thường ở mức cao hơn thực tế”, đài truyền hình RTL của Luxembourg phân tích.
Theo Forbes, ngoài dân số nhỏ, các yếu tố chính giúp các quốc gia nhỏ như Luxembourg, Thụy Sĩ và Singapore, lọt vào danh sách này gồm có cấu trúc tài chính phức tạp, cơ chế thuế được thiết nhằm thu hút đầu tư nước ngoài và nhân tài chuyên nghiệp...
Các quốc gia khác trong danh sách này như Qatar, Brunei và UAE sở hữu trữ lượng hydrocacbon khổng lồ cùng nhiều tài nguyên thiên nhiên sinh lợi khác. Còn Macao, đặc khu hành chính của Trung Quốc, là thiên đường cờ bạc của châu Á, nơi có các sòng bạc thu hút đông đảo khách du lịch giàu có.
Để giảm sự ảnh hưởng của các yếu tố trên khi đánh giá mức độ giàu có của một quốc gia, nhiều nhà kinh tế theo dõi GNI - chỉ số kinh tế xác định tổng thu nhập của một quốc gia trong một thời gian, thường là một năm.
Dù đánh giá theo cách nào, tất cả các chỉ số năm 2022 đều được điều chỉnh do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 toàn cầu khiến nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa hoặc giảm hoạt động, đồng thời nhiều người lao động phải làm việc từ xa, cùng nhiều thay đổi khác.
Theo Global Finance, Luxembourg đã vượt qua đại dịch tốt hơn nhiều so với các nước láng giềng châu Âu. Năm 2014, nước này đạt mốc GDP bình quân đầu người 100.000 USD.
"Luxembourg sử dụng một phần lớn tài sản trong nước để cung cấp nhà ở, chăm sóc sức khỏe và giáo dục tốt hơn cho người dân. Người Luxembourg hiện được hưởng mức sống cao nhất trong Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone)”, Global Finance nhấn mạnh.
Luxembourg là một quốc gia nhỏ không giáp biển, nằm ở Tây Âu và giáp với Bỉ, Pháp và Đức. Với dân số 642.371 người, Luxembourg có GDP bình quân đầu người năm 2021 là 140.694 USD, là quốc gia giàu nhất thế giới xét theo tiêu chí này. Tỷ lệ thất nghiệp tại quốc gia này chỉ là 5% và tuổi thọ bình quân của người dân là 82. Các dịch vụ y tế, giáo dục và giao thông công cộng được miễn phí cho toàn dân.
Chính phủ Luxembourg cũng được đánh giá là hoạt động hiệu quả, duy trì nền chính trị và kinh tế ổn định cùng mức sống cao cho người dân.
TOP 10 loại tiền tệ có giá trị thấp nhất thế giới hiện nay
*Dữ liệu dựa trên thị trường chứng khoán quốc tế hiện tại tính đến ngày 16 tháng 5 năm 2024, tỷ giá được cập nhật ngày 12 tháng 9 năm 2024*
Việt Nam cũng nằm trong nhóm có giá trị đồng tiền thấp
Iranian Rial hiện là đồng tiền có giá trị thấp nhất thế giới. 1000 Rial đổi được 586 VNĐ (cập nhật ngày 09/09/2024). Những bất ổn về chính trị và chiến tranh diễn ra trong thời gian dài khiến kinh tế không được phục hồi, gây ảnh hưởng xấu đến giá trị đồng tiền.
Đồng Việt Nam là đồng tiền chính thức của Việt Nam, có giá trị thấp thứ hai. Sự mất giá này có thể bắt nguồn từ việc Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi từ kinh tế tập trung sang kinh tế thị trường, dẫn đến việc giá trị đồng tiền có nhiều biến đổi do những thách thức và bất ổn.
Đồng tiền chính thức của Lào là Kip Lào (kí hiệu LAK). 1000 Kíp Lào có thể đổi được 1,116 VNĐ (cập nhật ngày 09/09/2024). Đồng tiền của Lào được thành lập vào năm 1952, dần dần tăng giá theo thời gian nhờ vào sự tiến bộ và phát triển kinh tế của đất nước.
Đổng tiền của nước Lào có giá trị thấp - Nguồn ảnh: Regina G Beach
1000 SLL tương đương với 1,079 VNĐ (cập nhật ngày 09/09/2024), đồng tiền của Sierra Leone phải đối mặt với nhiều thách thức bắt nguồn từ nghèo đói, tham nhũng và xung đột lịch sử. Những yếu tố này đã làm cho nền kinh tế của Sierra Leone ngày càng khó khăn hơn, ảnh hưởng giá trị đồng tiền.
Đồng tiền chính thức của Indonesia là Đồng Rupiah Indonesia (kí hiệu IDR). 1000 Rupiah đổi được 1,596 VNĐ (cập nhật ngày 09/09/2024). Do nhiều yếu tố như dự trữ giảm, phụ thuộc vào xuất khẩu hàng hóa, phụ thuộc vào đầu tư từ bên ngoài nên đồng tiền của Indonesia mất giá.
Với tỷ giá 1000 UZS đổi 1,944 VNĐ (cập nhật ngày 09/09/2024), đồng Som Uzbekistan của Uzbekistan cũng là một đồng tiền có giá trị thấp trên thế giới. Điều này phản ánh những thách thức mà kinh tế nước này phải đối mặt. Gần đây, đất nước này đã có những dấu hiệu phục hồi kinh tế.
Đồng Uzbekistani Som của Uzbekistan - Nguồn ảnh: Alamy
1000 GNF tương đương với 2,854 VNĐ (cập nhật ngày 09/09/2024), đồng tiền chính thức của Guinea đã bị ảnh hưởng rất nhiều bởi tham nhũng và bất ổn chính trị. Guinea vẫn đang tiếp tục vật lộn với những thách thức kinh tế ảnh hưởng đến giá trị của đồng tiền.
1000 Guarani Paraguay (PYG) có giá trị bằng 3,191 VNĐ (cập nhật ngày 09/09/2024). Đồng tiền của Paraguay đã bị ảnh hưởng bởi sự sụp đổ kinh tế, lạm phát, tham nhũng và nghèo đói, dẫn đến những thách thức trong việc duy trì giá trị của nó.
Đồng Shilling Uganda của Uganda có giá trị là 100 UGX bằng 6,636 VNĐ (cập nhật ngày 09/09/2024). Đồng tiền này có lịch sử gặp nhiều thách thức kinh tế, bao gồm cả những khó khăn dưới thời cai trị của Idi Amin. Gần đây đã có những cải thiện giúp tăng giá trị của đồng tiền này, phản ánh những phát triển tích cực trong nền kinh tế đất nước.
Đồng tiền của Uganda - Nguồn ảnh: Central Banking
Với tỷ giá 1000 IQD đổi 18,000 VNĐ (cập nhật ngày 09/09/2024), đồng tiền của Iraq có giá trị khá cao so với những đồng tiền khác trong top 10. Đồng tiền của nước này cũng đã phải đối mặt với lạm phát và bất ổn chính trị, ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về đồng tiền có giá trị thấp nhất thế giới. Đừng quên theo dõi Tikop để không bỏ lỡ Kiến thức tài chính bổ ích nhé!
Trong bối cảnh diễn biến đại dịch Covid-19 vẫn còn phức tạp trên toàn cầu, các kỳ thi Quốc gia đều phải tạm hoãn hoặc ghi nhận sự thay đổi sao cho phù hợp.
Không chỉ riêng Việt Nam, rất nhiều quốc gia xem Đại học chính là cánh cửa quan trọng cho cuộc đời mỗi người. Dưới áp lực này, không ít người đầu tư cho công cuộc đèn sách, biến kỳ thi trở thành một "cửa ải" khó nhằn.
Các kỳ thi tuyển sinh Đại học luôn được xem là những trận chiến thật sự khốc liệt cho dù chúng nằm ở Quốc gia nào, đặc biệt tại các nước Á Đông - nơi vẫn đề cao việc học hành và thi cử theo cách thức truyền thống.
Có nhiều kỳ thi được đánh giá là cực kỳ khắc nghiệt do tỷ lệ chọi cao. Các sĩ tử không những cần trang bị hệ thống kiến thức sâu rộng mà còn phải chuẩn bị một "tâm lý thép" để chịu được áp lực trước và trong kỳ thi.
Kỳ thi Tuyển sinh Đại học của Trung Quốc (Gaokao) được đánh giá là một trong những kỳ thi khắc nghiệt nhất với tỷ lệ chọi cực cao, đặc biệt ở những trường top đầu. Hàng năm, Trung Quốc ghi nhận khoảng 10 triệu học sinh tham dự kỳ thi, nhưng chỉ hơn 200.000 người được lọt vào các trường top đầu.
Gaokao có 3 môn thi bắt buộc là Toán, Tiếng Trung và Ngoại ngữ. Ngoài ra, thí sinh có thể chọn 3 môn tự chọn được chia làm 2 loại là Khoa học (Vật lý, Hóa học, Sinh học) và Nghệ thuật (Lịch sử, Địa lý và Giáo dục chính trị). Với độ khó cao, đòi hỏi thí sinh phải có kiến thức rộng và khả năng tư duy nhạy bén, các sĩ tử đã phải chịu rất nhiều áp lực.
Nhiều phương pháp kỳ lạ đã được các công dân xứ sở tỷ dân này áp dụng để tăng khả năng tập trung, giảm bớt những rủi ro không đáng có như uống thuốc tăng trí nhớ, uống thuốc tránh thai để làm chậm chu kỳ kinh nguyệt,....
Kỳ thi tuyển sinh Đại học tại Hàn Quốc có tên gọi Suneung - được xem là sự kiện có tính chất quan trọng hàng đầu do đất nước này rất coi trọng việc thi cử. Chính bởi lẽ đó, các công ty văn phòng làm việc muộn hơn để giao thông không ách tắc; các chuyến bay hạn chế tối đa để tránh làm ồn,...
Để chuẩn bị cho kỳ thi, học sinh Hàn Quốc đã phải bắt đầu hành trình từ năm 13 -14 tuổi và thậm chí dành tới 16 tiếng/ngày để học trong giai đoạn nước rút.
Sĩ tử khi đi thi sẽ phải trải qua các môn thi gồm: Quốc ngữ, Toán học, Tiếng Anh, học tự nhiên. Khoa học xã hội. Học sinh có thể chọn thêm môn ngoại ngữ 2 (tiếng Đức, Pháp, Nga, Trung, Nhật, Tây Ban Nha, Ả Rập hoặc tiếng Việt)
Nhật Bản là một trong các quốc gia đang hứng chịu nhiều điều tiếng vì mức độ căng thẳng của kỳ thi tuyển sinh Đại học. Thậm chí, khoảng thời gian ôn luyện còn được gọi với cái tên "juken jigoku", có nghĩa là "địa ngục thi cử". Áp lực vô hình từ gia đình và xã hội khiến tỷ lệ tự tử vào mỗi kỳ thi tăng cao hơn bao giờ hết.
Kỳ thi dành cho thí sinh Nhật Bản thường gồm khá nhiều vòng. Senta Shiken là vòng thi đầu tiên được tổ chức vào giữa tháng 1 dành cho các em có nguyện vọng vào trường công lập và các trường của tỉnh/thành phố. Sau đó, học sinh còn phải tham gia thêm kỳ thi riêng của ngôi trường mình mong muốn theo học.
Kỳ thi tuyển sinh đại học ở Ấn Độ (JEE) được ví von là "kỳ thi khó nhất thế giới" với tỉ lệ chọi cực kỳ cao do mong muốn đổi đời của các em học sinh. Nhiều trường tổ chức hẳn kỳ thi riêng để tuyển chọn tân sinh viên nhưng nổi tiếng nhất là kỳ thi vào 7 trường kỹ thuật hàng đầu với kỳ thi IIT - JEE.
Bài thi gồm hai hình thức Paper-I và Paper-II, thí sinh có thể chọn một trong hai hoặc cả hai. Hằng năm có khoảng 1,3 triệu thí sinh đăng ký dự thi nhưng chỉ có khoảng 10.700 người đủ điều kiện để theo học.
Ở Mỹ, học sinh tham dự bài thi GRE (Graduate Record Examination) để lấy điểm xét tuyển vào các trường Đại học. Đây là một trong những kỳ thi được thực hiện rộng rãi trên toàn cầu và luôn lọt top kỳ thi khó nhất thế giới ở hai hình thức là trực tuyến và ngoại tuyến.
Theo Educational Testing Service, nội dung thi của GRE bao gồm suy luận ngữ nghĩa, suy luận định lượng và viết phân tích. Thời gian làm bài thi là 3 giờ 45 phút.
Kỳ thi tú tài hay còn gọi là thi tốt nghiệp THPT (Bac) được coi là một nghi thức truyền thống quan trọng tại Pháp, thu hút sự tham dự của đông đảo các em học sinh mỗi năm. Hiện tại, "Bac" bao gồm 3 hình thức thi khác nhau và có thể chọn lựa: Chuyên ngành, tập trung vào các ngành nghề như mộc; Công nghệ - tập trung vào khoa học máy tính; Tú tài tổng quát.
Điều thú vị, môn học được yêu thích tại Pháp là Triết học, và môn học này cũng chiếm phần lớn trong đề thi mà các học sinh cần phải giải đáp.
Dù vậy, trong bối cảnh diễn biến đại dịch Covid-19 vẫn còn phức tạp trên toàn cầu, các kỳ thi Quốc gia đều phải tạm hoãn hoặc ghi nhận sự thay đổi sao cho phù hợp. Đặc biệt, các kỳ thi chuẩn hóa quốc tế thường được dùng rộng rãi để xét tuyển vào các trường đại học tnhư A-Level, SAT, ACT, IB… cũng đã được thông báo hủy nhằm đảm bảo an toàn tối đa.
Thành phố tổ chức buổi xét nghiệm tổng lực cho các sĩ tử bước vào kỳ thi sắp đến vào ngày 7/7.
Vì một định kiến sai lệch nào đó mà hầu như ai cũng cho rằng: Chỉ có thi đậu Đại học bằng điểm thi tốt nghiệp THPT thì mới giỏi?
Cùng "tủ sâu" đề thi THPT Quốc gia với hội nhà giáo online dưới đây nha!
https://thuonghieuvaphapluat.vn/ky-thi-dai-hoc-tren-the-gioi-nuoc-nao-khac-nghiet-nhat-vz2279.html