Nghiên cứu sinh là tên gọi của người đang theo học những khóa trình nghiên cứu khoa học mà kết quả cuối cùng là luận án tiến sĩ được bảo vệ thành công ở cấp nhà nước. Ở Việt Nam, nghiên cứu sinh dùng để chỉ những người đã thi đạt đầu vào, đang làm luận án tiến sĩ, có thể đã được bảo vệ thành công ở các cấp cơ sở, nhưng chưa được bảo vệ thành công ở cấp nhà nước.

Điều kiện được cấp bằng và trở thành tiến sĩ

Tại khoản 1 Điều 19 Thông tư 18/2021/TT-BGDĐT, nghiên cứu sinh sẽ được công nhận kết quả và cấp bằng tiến sĩ khi đáp ứng những yêu cầu sau:

“a) Luận án của nghiên cứu sinh đã được Hội đồng đánh giá luận án của cơ sở đào tạo đồng ý thông qua;

b) Nghiên cứu sinh đã nộp cho cơ sở đào tạo (cả bản in và bản điện tử) luận án hoàn chỉnh cuối cùng có chữ ký của nghiên cứu sinh, xác nhận của người hướng dẫn; xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận án sau khi đã hoàn thành chỉnh sửa, bổ sung luận án (nếu có);

c) Nghiên cứu sinh đã nộp Thư viện Quốc gia Việt Nam (cả bản điện tử và bản in) tóm tắt luận án và toàn văn luận án hoàn chỉnh cuối cùng có chữ ký của nghiên cứu sinh, chữ ký của người hướng dẫn và xác nhận của cơ sở đào tạo”

Sau khi bạn đáp ứng đầy đủ những điều trên, cơ sở đào tạo sẽ tiến hành đăng luận án của bạn trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo này trong thời gian quy định. Sau thời gian quy định này, cơ sở đào tạo sẽ tiến hành lập hồ sơ xét và ban hành quyết định công nhận trình độ tiến sĩ cho bạn.

Trong vòng 30 ngày, kể từ ngày quyết định công nhận trình độ tiến sĩ có hiệu lực. Cơ sở đào tạo sẽ tiến hành cấp bằng tiến sĩ cho bạn.

Vậy mất bao lâu bạn mới hoàn thành xong chương trình đào tạo tiến sĩ?

Khái niệm nghiên cứu sinh là gì?

năm 2012 sửa đổi, bổ sung năm 2014, “người học là người đang học tập và nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục đại học, gồm sinh viên của chương trình đào tạo đại học; học viên của chương trình đào tạo thạc sĩ; nghiên cứu sinh của chương trình đào tạo tiến sĩ.”

Như vậy, nghiên cứu sinh là tên gọi chung của những người đã hoàn thành chương trình đào tạo đại học hoặc thạc sĩ, tiếp tục tham gia các khóa trình nghiên cứu khoa học; kết quả cuối cùng mà họ hướng đến là bảo vệ thành công luận án tiến sĩ.

Hay đơn giản hơn, đây là tên gọi chung của những người đang theo học trình độ tiến sĩ tại các trường đại học, học viện nghiên cứu, cơ sở tư nhân mà nơi này  được Bộ GD&ĐT cho phép đào tạo trình độ tiến sĩ.

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo và bảo vệ luận án tiến sĩ thành công, người học sẽ có được công nhận và trao học vị tiến sĩ. Vậy bạn cần đáp ứng những điều kiện gì để trở thành một nghiên cứu sinh?

Thời gian tiêu chuẩn đào tạo bậc tiến sĩ là bao lâu?

Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 18/2021/TT-BGDĐT có quy định về thời gian đào tạo bậc tiến sĩ như sau:

“Thời gian đào tạo tiêu chuẩn của trình độ tiến sĩ từ 03 năm (36 tháng) đến 04 năm (48 tháng) do cơ sở đào tạo quyết định, bảo đảm phần lớn nghiên cứu sinh hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian này; mỗi nghiên cứu sinh có một kế hoạch học tập, nghiên cứu toàn khóa nằm trong khung thời gian đào tạo tiêu chuẩn phê duyệt kèm theo quyết định công nhận nghiên cứu sinh”.

Việc đào tạo trình độ tiến sĩ sẽ được tổ chức theo hệ đào tạo chính quy. Nghiên cứu sinh phải đảm bảo hoàn thành chương trình đào tạo và nghiên cứu tại cơ sở đào tạo theo đúng thời gian đã quy định.

Người học có thể hoàn thành sớm chương trình đào tạo và nghiên cứu nhưng không quá một năm (12 tháng) so với kế hoạch đào tạo. Đồng thời, người học cũng được tạo điều kiện để bảo lưu chương trình học tập và nghiên cứu nếu có nhu cầu. Tuy nhiên, tổng thời gian đào tạo không được vượt quá 6 năm (72 tháng), tính từ lúc bạn nhận được quyết định công nhận nghiên cứu sinh đến thời điểm bạn hoàn thành chương trình đào tạo và bảo vệ luận án tiến sĩ.

Như vậy, thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ sẽ có thể kéo dài từ 3 đến 6 năm kể từ khi quyết định công nhận nghiên cứu sinh có hiệu lực.

Trên đây là tổng hợp tất cả thông tin về khái niệm “nghiên cứu sinh là gì?” và những điều kiện được cấp và công nhận bằng tiến sĩ cũng như thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ. Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quá trình dự tuyển và đào tạo trình độ tiến sĩ.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài

SINH VIÊN KHOA DU LỊCH THỰC TẬP VÀ QUẢNG BÁ DỰ ÁN TOURIST TẠI HÀ NỘI

Từ ngày 27/03 đến 09/04/2021, nhóm sinh viên Khoa Du lịch trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP. HCM (HCM-USSH) gồm 05 thành viên đã thực tập nghiệp vụ du lịch tại Trung tâm Phát triển Du lịch Bền vững trực thuộc Khoa Du lịch học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội (USSH). Đây là một hoạt động chính thuộc gói công việc số 4 của dự án TOURIST* nhằm tăng cường nâng cao hiệu quả hoạt động các Trung tâm Năng lực (Competence Center) và kết nối sinh viên tham gia điều hành dự án của các trường Đại học Thái Lan và Việt Nam.

Năm bạn sinh viên dự án TOURIST đến từ HCM-USSH tham quan tại USSH, Hà Nội

Trong thời gian thực tập tại Hà Nội, 05 bạn sinh viên đã được giới thiệu về tổ chức và hoạt động của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, đồng thời tham gia các buổi nói chuyện chuyên đề do Khoa Du lịch học tổ chức. Khoa Du lịch học được biết đến như một đơn vị giáo dục uy tín và có tầm ảnh hưởng nhất định trong nghiên cứu du lịch nói chung và các hoạt động giảng dạy học thuật nói riêng. Trong suốt quá trình thực tập tại Hà Nội, nhóm sinh viên HCM-USSH đã được tham gia nhiều hoạt động bổ ích do giảng viên và sinh viên Khoa Du lịch học tổ chức.

Trong ngày 31/03, nhóm sinh viên HCM-USSH đã có cơ hội tham quan, khám phá môi trường học tập và rèn luyện năng động của các bạn USSH. Cùng ngày, PGS.TS. Phạm Hồng Long - Trưởng khoa Du lịch học và ThS. Bùi Nhật Quỳnh - Trợ lí Nghiên cứu Khoa học của Khoa đã có buổi gặp mặt với ThS. Dương Thị Hữu Hiền - Giảng viên Khoa Du lịch, HCM-USSH và các bạn sinh viên dự án TOURIST để trao đổi về mục tiêu và các hoạt động chính diễn ra trong thời gian thực tập tại Hà Nội.

(Từ trái sang) ThS. Dương Thị Hữu Hiền (thứ ba), PGS.TS. Phạm Hồng Long (thứ tư), ThS. Bùi Nhật Quỳnh (thứ năm) và các bạn sinh viên HCM-USSH

Tiếp theo, vào ngày 06/04, Khoa Du lịch học đã tổ chức buổi nói chuyện chuyên đề với TS. Trịnh Lê Anh - Giảng viên Khoa Du lịch học, về chuyên đề “Tổ chức sự kiện tái hiện hoặc trình diễn nghệ thuật truyền thống dành cho du khách hiện đại và du khách nước ngoài như thế nào là hiệu quả?’’. Buổi chia sẻ đem đến rất nhiều thông tin bổ ích và chuyên sâu về việc ứng dụng văn hóa trong du lịch đặc biệt là với các loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian ở khu vực phía Bắc. Tại đây, các bạn sinh viên đã đặt ra những câu hỏi liên quan đến vấn đề khai thác và ứng dụng những giá trị văn hóa – tâm linh – tín ngưỡng vào hoạt động du lịch cho du khách trong nước và quốc tế để đảm bảo tính hiệu quả mà vẫn giữ gìn nét văn hóa truyền thống này.

(Hàng trên từ trái sang) TS. Trịnh Lê Anh (thứ ba), ThS. Bùi Nhật Quỳnh (thứ năm), PGS.TS. Phạm Hồng Long (thứ bảy), cùng 10 bạn sinh viên TOURIST của 2 trường tại buổi nói chuyện

Cùng ngày, nhóm sinh viên HCM–USSH đã nhận được lời mời tham gia chia sẻ với CLB English for Tourism (Tiếng Anh cho ngành Du lịch) do các bạn sinh viên Khoa Du lịch học làm chủ nhiệm. Các bạn sinh viên dự án TOURIST đã chia sẻ với thành viên câu lạc bộ về ý nghĩa của dự án, các hoạt động đã tham gia, những kiến thức và trải nghiệm bổ ích và cuối cùng là phần chia sẻ các điểm đến du lịch trong tour nội thành tại TP.HCM.

Ngày 08/04 đã diễn ra buổi hội nghị trực tuyến giữa đại diện 04 trường Đại học đến từ Thái Lan và Việt Nam: Đại học Burapha, Đại học Prince of Songkla và Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội và Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM. Buổi hội nghị nhằm mục tiêu giới thiệu Trung tâm TOURIST tại các trường và giới thiệu về một điểm tổ chức du lịch bền vững, du lịch cộng đồng của các nước để giao lưu, học hỏi kinh nghiệm. Đây còn là cơ hội để kết nối các đơn vị thành viên thuộc dự án TOURIST góp phần thúc đẩy sự hợp tác và gắn kết lâu dài trong tương lai.

(*) Dự án “Phát triển du lịch bền vững và các chính sách đổi mới trong quản lý tài chính nhằm nâng cao hiệu quả tích cực cho nền du lịch Thái Lan và Việt Nam” (Competence centres for the development of sustainable tourism and innovative financial management strategies to increase the positive impact of local tourism in Thailand and Vietnam), viết tắt là TOURIST được điều phối dự án: Trường ĐH FH JOANNEUM (Áo), có sự tham gia của Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á.