Mỹ có thể áp lệnh trừng phạt mới với người mua và đội tàu dầu chuyên chở dầu Nga, nhằm siết thêm nguồn thu từ năng lượng của nước này.
Khả năng linh động của một nền kinh tế đồ sộ
Giữa những phát biểu trái ngược nhau của tổng thống Vladimir Putin và cựu bộ trưởng bộ Phát Triển Kinh Tế Hermann Gräf, trả lời RFI Việt ngữ hôm 02/12/2024, phó giám đốc Đài Quan Sát Pháp – Nga trụ sở tại Matxcơva, Igor Delanoë, phác họa toàn cảnh kinh tế Nga hiện nay:
Igor Delanoë : « Kinh tế Nga tiến triển tốt hiểu theo nghĩa trong lịch sử, chưa bao giờ một nền kinh tế lại đang phải đối mặt với nhiều đòn trừng phạt như Nga hiện tại. Nga đang hứng chịu hàng ngàn biện pháp trừng hạt của Âu, Mỹ và các nước thân phương Tây. Trong hoàn cảnh đó, Nga đã thích nghi với tình hình, tổ chức lại cả hệ thống giao thương với phần còn lại của thế giới ngay từ năm 2022 và cho đến cuối 2023. Tăng trưởng của Nga năm nay dự trù ở mức từ 3 đến 4 %. Tuy nhiên, bắt đầu có nhiều dấu hiệu đáng lo ngại.
Trước hết, kinh tế Nga đang hoạt động hết công suất, cung cao hơn cầu. Thất nghiệp gần như không có, với tỷ lệ 2,3 %. Đây là một tin vui, song Nga đang trong tình trạng thiếu hụt lao động. Từ nay cho đến cuối thập niên 2020, Nga cần thêm 400.000 nhân viên du lịch, 400.000 người cho các nhà máy sản xuất vũ khí, 500.000 trong lĩnh vực nông nghiệp. Tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực được thể hiện cả trong hàng ngũ cán bộ có chuyên môn cao lẫn trong giới lao động chân tay. Điều đó tự nhiên đẩy lương của người đi làm lên cao, gây ra lạm phát ».
Các viện nghiên cứu Nga hoài nghi về thực trạng của nền kinh tế nước nhà ?
Cuối 2024, chiến tranh Ukraina chuẩn bị bước sang năm thứ ba. Ngay tại Matxcơva, một vài viện thống kê e rằng lạm phát khó mà giữ được ở ngưỡng dưới 9 % như thẩm định của Ngân Hàng Trung Ương. Lý do : Mô hình kinh tế phục vụ cho chiến tranh của tổng thống Vladimir Putin huy động 40 % ngân sách quốc gia cho an ninh và quốc phòng, trong khi các khoản chi tiêu xã hội cho tài khóa 2025 dự trù còn bị cắt giảm thêm nữa, khi mà « 1/3 người dân Nga không có tiền tiết kiệm » theo thăm dò gần đây của Viện Levada.
Cùng lúc dự trữ tiền tệ của nước Nga (không kể khoản tài sản 350 tỷ đô la ở hải ngoại đang bị phong tỏa) trong ba năm qua đang từ 118 tỷ đô la nay chỉ còn 55 tỷ, thu nhập từ các nguồn xuất khẩu năng lượng của Nga giảm mạnh. Hôm 21/11/2024, hai tháng trước khi rời khỏi quyền lực, chính quyền Joe Biden ban hành thêm một đợt trừng phạt mới, nhắm vào một trong những tập đoàn ngân hàng hiếm hoi mà đến nay vẫn là nhịp cầu để đưa ngoại tệ vào Nga. Theo Igor Delanoë, phó giám đốc Đài Quan Sát Pháp Nga, đây là một trong những đòn mạnh làm khuynh đảo đồng rúp trong tuần lễ cuối tháng 11 - đầu tháng 12/2024.
Igor Delanoë : « Có nhiều yếu tố giải thích vì sao đồng rúp trượt giá. Như vừa nói, đó là do Ngân Hàng Trung Ương tăng lãi suất chỉ đạo, để kềm hãm lạm phát. Tác động kèm theo là đồng tiền quốc gia mất giá. Thoạt nhìn, điều đó có lợi cho xuất khẩu của Nga. Tuy nhiên, bên cạnh đó, từ khi bị phương Tây trừng phạt, đô la và euro trở nên khan hiếm. Theo luật cung cầu, đơn vị tiền tệ của Nga bị suy yếu tức là càng lúc càng phải huy động nhiều rúp để đổi lấy đô la hay là đồng euro của châu Âu.
Yếu tố thứ ba xuất phát từ quyết định của Washington đưa thêm ngân hàng Gazprobank, cổng vào tài chính của tập đoàn năng lượng Nga Gazprom, vào danh sách trừng phạt. Cho đến nay, Gazprobank là một trong những ngân hàng hiếm hoi của Nga không bị phương Tây trừng phạt, vẫn được thanh toán với các khách hàng bằng đô la hay euro. Nhờ vậy mà Gazprom vẫn hoạt động gần như bình thường. Nhưng quyết định vừa qua của Mỹ nghiêm trọng đến nỗi, ngay lập tức, nhiều nước như Nhật Bản hay Thổ Nhĩ Kỳ đã lập tức đàm phán với Hoa Kỳ để xin được hưởng ưu đãi, tức là vẫn được giao dịch với Gazprom bằng ngoại tệ qua trung gian của ngân hàng Gazprobank. Đây là một đòn mạnh Mỹ nhắm vào đồng rúp.
Lý do thứ tư khiến đồng tiền của Nga mất giá trong những ngày cuối tháng 2024 là các tính toán đầu cơ. Nhiều người đánh cược là khi đồng rúp bị mất giá, Nga và các bạn hàng sẽ chuyển sang thanh toán bằng đồng rupi của Ấn Độ thay đồng nhân dân tệ của Trung Quốc … mà không cần qua trung gian của đô la hay euro. Hình thức thanh toán này sẽ cho phép Nga xuất khẩu nhiều hơn, có thêm ngoại tệ và đồng tiền của Nga qua đó sẽ mạnh lên trở lại nhờ xuất khẩu ».
Ít lạc quan hơn Igor Delanoë, một số tiếng nói khác e rằng, đồng rúp mất giá so với đô la trong tuần lễ cuối tháng 11 - đầu tháng 12/2024 không chỉ là một hiện tượng nhất thời, mà đó là « dấu hiệu của một cuộc khủng hoảng ngầm đe dọa kinh tế Nga ». Đành rằng một đồng rúp « yếu » so với euro và đô la có lợi cho xuất khẩu của Nga, nhưng đừng quên rằng Nga cũng cần nhập khẩu hàng: Năm 2022, Nga nhập khẩu 81 triệu đô la điện từ Litva, Latvia, Azerbaijan, Kazakhstan và Mông Cổ.
Song các doanh nghiệp ở Nga, các hộ gia đình ở nước này, cũng như các giới chức tại Matxcơva đã nhiều lần chứng minh rằng « cái khó ló cái khôn » và ở mỗi cấp, mọi người đều tìm cho mình một ngõ thoát hiểm. Ngân Hàng Trung Ương Nga chẳng hạn đã quyết định « đình chỉ các dịch vụ mua vào ngoại tệ trên thị trường nội địa từ nay đến cuối năm (2024) » để giữ giá cho đồng rúp.
Theo nhận định của Niels Graham, Phó Giám đốc Trung tâm Địa kinh tế thuộc Hội đồng Đại Tây Dương, khi các nước G7 nhóm họp ở Hiroshima (Nhật Bản) dự kiến diễn ra từ ngày 19-22/5, họ sẽ tập trung vào việc làm thế nào để tăng thêm áp lực kinh tế đối với Nga. Trong khi đó, các thành viên G7 vẫn xuất khẩu khoảng 4,7 tỷ USD mỗi tháng sang Nga, tương đương khoảng 43% so với những gì họ đã làm trước khi cuộc xung đột ở Ukraine nổ ra.
Hiện Mỹ muốn tiến xa hơn và đã đề xuất thay thế chế độ trừng phạt theo từng ngành hiện có bằng lệnh cấm xuất khẩu hoàn toàn (có miễn trừ đối với thực phẩm và các sản phẩm y tế). Nếu được thực hiện như đề xuất, xuất khẩu hiện tại của G7 sang Nga sẽ giảm thêm hơn 60%. Nhưng điều này sẽ không dễ dàng đạt được, theo ông Graham.
Sau 15 tháng xung đột Nga-Ukraine, G7 đã thực hiện hàng loạt biện pháp kinh tế nhằm vào Moskva và nhận được sự đồng thuận trong nhóm. Các lựa chọn còn lại sẽ ngày càng gây tranh cãi và sẽ gây tổn thất lớn hơn cho nền kinh tế trong nước của chính các nước G7. Để hiểu cuộc tranh luận về lệnh cấm xuất khẩu hoàn toàn sẽ diễn ra như thế nào, điều quan trọng là bắt đầu bằng việc phân tích những mặt hàng mà các nền kinh tế G7 vẫn xuất khẩu sang Nga.
Xuất khẩu còn lại của G7 sang Nga
Kể từ khi xung đột ở Ukraine diễn ra vào năm ngoái, G7 đã thực hiện chế độ kiểm soát xuất khẩu và trừng phạt lớn nhất từng áp đặt đối với một nền kinh tế lớn của thế giới. Xuất khẩu từ G7 sang Nga đã giảm khoảng 5,7 tỷ USD mỗi tháng so với mức trung bình trước xung đột, dẫn đến tổng xuất khẩu giảm 57%.
Điều này đã dẫn đến sự sụt giảm đáng kể trong thương mại các hàng hóa quan trọng như máy móc và thiết bị cơ khí (giảm 64,6%), ô tô và xe tải (giảm 77,4%). Xuất khẩu máy bay đã bị ảnh hưởng đặc biệt sau các biện pháp trừng phạt và kiểm soát sâu rộng đối với các sản phẩm được sử dụng bởi ngành hàng không và vũ trụ với xuất khẩu G7 giảm khoảng 98,6%, ước tính tương đương là 4,03 tỷ USD.
Tuy nhiên, các thành viên G7, dẫn đầu là EU, tiếp tục xuất khẩu khoảng 4,7 tỷ USD mỗi tháng sang Nga. Các mặt hàng xuất khẩu lớn nhất kể từ tháng 3/2022 là dược phẩm, máy móc, thực phẩm và hóa chất.
Từ tháng 3/2022 đến tháng 12/2022, xuất khẩu hàng hóa của G7 đạt tổng cộng khoảng 46,8 tỷ USD. Các quan chức Mỹ hy vọng sẽ thay đổi điều này. Thất vọng với cơ chế hiện tại mà Washington coi là quá mềm mỏng và cho phép Moskva tiếp tục nhập khẩu công nghệ phương Tây, Mỹ đã đề xuất một lệnh cấm xuất khẩu hoàn toàn với các miễn trừ chủ yếu đối với thực phẩm và các sản phẩm y tế. Nếu được thực hiện như đề xuất, một hạn chế như vậy có thể làm giảm thêm xuất khẩu của G7 sang Nga khoảng 67%, xuống chỉ còn 1,5 tỷ USD một tháng.
Đối với Mỹ, sự đánh đổi của lệnh cấm xuất khẩu hoàn toàn là tối thiểu khi nước này hiện chỉ xuất khẩu khoảng 80 triệu USD hàng tháng sang Nga. Tuy nhiên, đối với EU và Nhật Bản, lần lượt chiếm 89% và 7% xuất khẩu còn lại của G7 sang Nga, yêu cầu như vậy có thể là một bước đi quá xa. Cả Brussels và Tokyo đã báo hiệu một đề xuất như vậy “có thể không thực tế”.
Đối với nhiều nước trong EU, Nga vẫn là một thị trường xuất khẩu quan trọng. 8 trong số 27 quốc gia thành viên của EU vẫn duy trì hơn 1% tổng kim ngạch xuất khẩu của họ sang Nga, trong đó đáng chú ý là Latvia và Litva vẫn đảm bảo 9,7% và 5,7% kim ngạch xuất khẩu hàng tháng tương ứng của họ.
Trong khi đó, các nước lớn ở châu Âu như Đức, Italy và Hà Lan xuất khẩu hàng hóa trị giá hàng trăm triệu USD sang Nga. Sau 10 vòng trừng phạt, các nhà hoạch định chính sách G7 đã áp đặt các biện pháp hạn chế bao trùm gần như tất cả các lĩnh vực chiến lược quân sự. Những gì còn lại là các dòng thương mại ít quan trọng hơn như xuất khẩu sô cô la của Đức hoặc nước hoa của Tây Ban Nha.
Trong khi sự thống nhất của EU xung quanh việc hỗ trợ cho Ukraine vẫn còn mạnh mẽ, các cuộc thăm dò gần đây cho thấy công dân châu Âu đang ngày càng lo lắng về tác động tiêu cực của cuộc xung đột. Đối với các nhà lãnh đạo ở Brussels, lệnh cấm xuất khẩu có thể không thực tế với nhiều quốc gia thành viên khi họ muốn yêu cầu cắt giảm và miễn trừ cho các ngành công nghiệp bị ảnh hưởng của họ như đã làm với các đợt trừng phạt trước đó.
Đối với Nhật Bản, sự phản đối bắt nguồn từ lo ngại rằng Moskva có thể đáp trả bằng cách ngừng giao dịch năng lượng. Mặc dù nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nhật Bản từ Nga ban đầu giảm ngay sau khi xung đột nổ ra, nhưng nó đã phục hồi với LNG của Nga chiếm trung bình 7,8% tổng lượng nhập khẩu của Tokyo, chỉ giảm nhẹ so với mức trung bình trước xung đột là 9,1%.
Đây không phải là lần đầu tiên sự phụ thuộc của Nhật Bản vào xuất khẩu LNG của Nga cản trở việc thực hiện đầy đủ các chính sách của G7. Đến cuối năm ngoái, Tokyo vẫn được miễn trừ áp trần giá dầu của G7 để đảm bảo Nga vẫn có thể vận chuyển một lượng nhỏ dầu thô được khai thác cùng với khí đốt tự nhiên mà nước này xuất khẩu sang Nhật Bản. Nhật Bản phản đối các biện pháp của G7 không phải là không có lý do.
Nhật Bản là quốc gia nghèo tài nguyên và có môi trường an ninh năng lượng dễ bị tổn thương nhất trong G7. Tỷ lệ tự túc năng lượng của Nhật Bản chỉ là 11%, thấp hơn nhiều so với Mỹ (106%), Canada (179%), Anh (75%), Pháp (55%) và thậm chí cả Đức (35%). LNG, giúp cung cấp khoảng 36% điện năng của Nhật Bản vào năm 2021, đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo các doanh nghiệp và người tiêu dùng có đủ năng lượng thiết yếu.
Tóm lại, ông Graham cho rằng việc xem xét lệnh cấm xuất khẩu tiếp theo đặt ra những thách thức lớn hơn mà các nhà lãnh đạo G7 sẽ phải đối mặt ở Hiroshima. Các nhà lãnh đạo G7 đã đồng thuận thực hiện gần như tất cả các biện pháp kinh tế được thiết kế để giảm nguồn lực cung cấp cho quân đội Nga. Nhưng có một lý do khiến các tùy chọn còn lại chưa được thực hiện: chúng có vấn đề và sẽ làm căng thẳng cho sự đồng thuận vốn mong manh của G7 đối với Nga.
Số liệu do Bộ Tài chính Nga công bố mới đây cho thấy trong nửa đầu năm, số tiền ngân sách có được từ bán dầu khí tăng 41% so với cùng kỳ năm ngoái, lên 5.698 tỷ rúp. Nguyên nhân chủ yếu là giá dầu tăng và đồng rúp yếu đi.
Dầu khí là nguồn thu quan trọng của chính phủ Nga, đóng góp khoảng 30-50% ngân sách nước này trong thập kỷ trước. Chiến sự Nga - Ukraine đã khiến phương Tây áp đặt nhiều lệnh trừng phạt nhằm siết nguồn thu này của Nga.
Dù vậy, các chuyên gia cho rằng đến nay, chính sách này chỉ khiến "dòng chảy" năng lượng Nga đổi hướng, chuyển từ phương Tây sang phương Đông. Cụ thể, dầu Nga đã tìm được đường vào các thị trường tại châu Á như Trung Quốc và Ấn Độ.
Nửa đầu năm nay, giá dầu của Nga đạt trung bình 69,1 USD/thùng, cao hơn mức trần xuất khẩu mà phương Tây áp là 60 USD/thùng và tăng mạnh so với 52,5 USD/thùng của cùng kỳ năm ngoái.
Tàu chở dầu gần thành phố cảng Nakhodka, Nga (Ảnh: Reuters).
Thống kê của Bloomberg cho thấy, trong tuần cuối cùng của tháng 6, doanh số bán dầu của Nga đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 3 và giá thành đã tăng 25%.
Theo đó, ngân sách Nga đang nhận được số tiền từ dầu mỏ gấp đôi so với một năm trước. Giá xuất khẩu dầu cao hơn, đồng thời đồng rúp giảm giá 15% so với cùng kỳ tính thuế, góp phần thúc đẩy thu ngân sách Nga tăng trưởng.
Các chuyên gia cho rằng doanh thu dầu khí Nga tăng, đồng nghĩa rằng giá trần hoàn toàn vô tác dụng. Nga đang tiếp tục bán tài nguyên năng lượng một cách có lãi.
Năm nay, Nga dự kiến thu 10.700 tỷ rúp từ việc bán dầu khí, tăng 21% so với năm ngoái. Ngân sách Nga đã thâm hụt 2 năm liên tiếp ở mức 3.000 tỷ rúp, tương đương 2% GDP. Nguyên nhân chủ yếu là nước này chi mạnh tay cho quốc phòng an ninh sau chiến sự.
Năm ngoái, GDP Nga tăng 3,6% năm 2023, sau khi giảm 1,2% năm 2022. Tổng thống Nga Vladimir Putin nhiều lần đề cập đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nga và cho rằng số liệu này vượt trội so với các nước phương Tây.