Đại dịch Covid-19 đã gây ra nhiều biến động và khủng hoảng làm chậm sự phát triển chung cho Việt Nam và cả Thế giới. Nhưng bên cạnh đó thì một số lĩnh vực được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ như y học, nghiên cứu sinh học, chế tạo hay đặc biệt là lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT)

Ngành Công nghệ tài chính tại HUFI các bạn sẽ được học gì?

Khi theo học ngành công nghệ tài chính bạn sẽ được học về nghiên cứu dữ liệu lớn và trí tuệ kinh doanh. Trong đó cụ thể sẽ được đào tạo về phát triển khả năng thiết kế, triển khai cho ứng dụng cơ sở dữ liệu số cùng phân tích để đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu kinh doanh.

Nghiên cứu về dữ liệu lớn và trí tuệ kinh doanh: phát triển khả năng thiết kế và triển khai các ứng dụng cơ sở dữ liệu, dữ liệu lớn và phân tích để đáp ứng nhu cầu kinh doanh. Sinh viên tìm hiểu các vấn đề và công nghệ liên quan đến việc triển khai, hỗ trợ cơ sở dữ liệu quy mô lớn và các dịch vụ cần thiết để duy trì và truy cập kho dữ liệu.

Kỹ thuật về ngôn ngữ lập trình thông minh (Python) và máy học (Machine learning): sử dụng các kỹ thuật tính toán, xây dựng thuật toán và hệ thống thích ứng linh hoạt với nhiều trường hợp.

Nhu cầu và trải nghiệm của người dùng: tập trung thiết kế trải nghiệm người dùng và xây dựng tạo mẫu phần mềm để phát triển dịch vụ FinTech phù hợp.

Kinh doanh kỹ thuật số: tìm hiểu về những lợi ích và tác động của các công nghệ kỹ thuật số lên các công ty khởi nghiệp.

Có thể thấy rõ ràng xu thế công nghệ ngày một phát triển lớn mạnh trong những năm gần đây như mạng xã hội, ngân hàng kỹ thuật số, mobile banking, tablet banking, các kênh bán hàng qua internet,… Và đương nhiên, ngành Công nghệ tài chính (Fintech) cũng đã và đang có bước cải tiến đột phá để bắt kịp với thời đại 4.0.

Sinh viên HUFI học thực hành tại Trung tâm Mô phỏng khối ngành kinh tế

Ngành Công nghệ tài chính với cơ hội việc làm

Theo học cách ngành công nghệ số đặc biệt là ngành Công nghệ tài chính, sinh viên sẽ có nhiều cơ hội lựa chọn nghề nghiệp cho mình. Dưới đây là một số nghề phổ biến cho các bạn chuyên ngành FinTech tham khảo để định hướng nghề nghiệp sau này:

- Kỹ sư về phần mềm và lập trình viên: Nghề kỹ sư hay lập trình viên thường sẽ làm chuyên về blockchain, big data hoặc trí tuệ nhân tạo (AI).

- Chuyên viên phân tích về các dữ liệu: Nhà phân tích dữ liệu sẽ thực hiện lấy thông tin thô rồi xử lý và phân tích chúng, biến nó thành những thông tin có giá trị.

- Chuyên gia về phân tích thị trường tài chính: Phân tích tài chính đảm nhiệm công việc giúp công ty nắm bắt xu hướng và cơ hội thị trường. Họ phân tích dựa trên những thông tin được cung cấp hoặc tự mình nghiên cứu tìm hiểu.

- Chuyên gia về hệ thống an ninh mạng: Các dữ liệu tài chính mang tính nhạy cảm nên cá nhân nên rất cần được lưu trữ an toàn. Do đó chuyên gia an ninh mạng có nhiệm vụ thực hiện đảm bảo về độ bảo mật cho hệ thống.

Sáng 18/10, tại hội thảo “Thị trường lao động CNTT, xu hướng, thách thức và lựa chọn định hướng” tại Trường Đại học công nghiệp Hà Nội, các chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT) đã đưa ra những chia sẻ, định hướng cho lực lượng lao động trẻ.

Thạc sĩ Nguyễn Bảo Trung, chuyên gia công nghệ đến từ Mindchain Academy trong phần trình bày của mình đã nhấn mạnh về xu hướng công nghệ mới trong quá trình chuyển đổi số.

Ông Nguyễn Bảo Trung đưa ra quan điểm: “Lực lượng lao động trẻ, đặc biệt là lao động trong lĩnh vực CNTT ngoài việc trau dồi kiến thức nền tảng thì việc học bổ sung kiến thức về công nghệ mới, những công nghệ sẽ áp dụng trực tiếp vào tiến trình chuyển đổi số như; blockchain, AI hay An toàn an ninh mạng… là rất cần thiết vì chỉ có như vậy các bạn mới có thể tham gia vào thị trường nhân lực công nghệ cao, đáp ứng được xu hướng mới theo tiêu chuẩn quốc tế”.

Thạc sĩ Nguyễn Bảo Trung tại hội thảo.

Để chuẩn bị cho hành trang gia nhập vào thị trường nguồn nhân lực CNTT, một trong những ngành đi đầu trong chuyển đổi số, chắc chắn nguồn nhân lực trẻ sẽ phải có sự đầu tư nghiêm túc và có lộ trình học tập rõ ràng khi học tại trường, sự sẵn sàng sẽ là tiền đề giúp các bạn có được vị trí làm việc tốt và có mức thu nhập cao.

Cũng nằm trong sự kiện này, Mr Cho Hansem, Giám Đốc quan hệ khách hàng doanh nghiệp Jellyfish Nhật Bản cho biết, thị trường nhân lực ngành CNTT tại Nhật Bản luôn là thị trường nóng với rất nhiều các vị trí tuyển dụng và sinh viên đến từ Việt Nam, là một trong những nguồn tài nguyên được đánh giá cao về chất lượng và sự chăm chỉ khi làm việc.

Điều này góp phần giúp cho lực lượng lao động trẻ ngành CNTT tại Việt Nam có rất nhiều cơ hội cũng như thử thách ở ngay phía trước.

Mr Cho Hansem nhấn mạnh về cơ hội làm việc cho sinh viên Việt Nam tại Nhật Bản: "Để có thể gia nhập thị trường nhân lực tại đây thì lực lượng lao động trẻ ngoài việc trau dồi kiến thức chuyên môn tốt thì việc học tiếng cũng là yếu tố quan trọng để các bạn có thể sẵn sàng trở thành kỹ sư công nghệ thông tin tại Nhật Bản. Mr Cho Hansem cũng hy vọng trong thời gian tới sẽ được đón thêm những lao động trẻ đến từ Việt Nam".

ThS Trần Mạnh Trường, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam thì cho rằng, trong lĩnh vực CNTT, sau khi tốt nghiệp thì sinh viên sẽ trở thành thợ, không phải thợ bình thường mà là thợ chất lượng cao, mỗi người sẽ có sở trường riêng vì vậy các bạn có thể bắt đầu làm nghề ở những vị trí khác nhau, vừa với khả năng của bản thân sau đó có thể học nâng cao để đạt được vị trí cao hơn trong mục tiêu của mình.

“Thị trường lao động CNTT, xu hướng, thách thức và lựa chọn định hướng” là mô hình liên kết giữa trường và doanh nghiệp, tạo giá trị kết nối, giải quyết nhu cầu lao động - việc làm cho doanh nghiệp và sinh viên.

Thạc sĩ Trường muốn lực lượng lao động trẻ hiểu rằng việc học rất đa dạng, cùng trong một ngành nhưng thay vì học dàn trải kiến thức thì bạn cần tìm hiểu và học tập trung ngôn ngữ lập trình mà bạn lựa chọn hoặc đặt mục tiêu cho bản thân sẽ trở thành ai trong thế giới của các kỹ sư lập trình, như vậy bạn sẽ có thêm động lực và quyết tâm.

Diễn giả Nguyễn Công Hiếu, Chuyên gia An Toàn Bảo Mật Thông tin đến từ Viettel Security đã chia sẻ những câu chuyện từ thực tế khi học và làm nghề, những khó khăn và cả những quyết tâm để phù hợp với vị trí làm việc, qua đó rút ra những kinh nghiệm giúp các bạn sinh viên có được cái nhìn thực tế: “không có con đường trải hoa hồng mà muốn có thành công thì phải nỗ lực”.

Hội thảo “Thị trường lao động CNTT, xu hướng, thách thức và lựa chọn định hướng” được khoa CNTT, Đại học công nghiệp Hà Nội phối hợp tổ chức cùng Mindchain Academy chính là mô hình liên kết giữa trường và doanh nghiệp nhằm tạo ra giá trị kết nối, giải quyết nhu cầu lao động - việc làm cho doanh nghiệp và sinh viên.

Xu hướng của ngành Công nghệ tài chính hiện nay

Fintech là một trong những tín hiệu thành công dẫn đầu cho cuộc cách mạng 4.0, mang đến cho con người những tiện ích thông qua sự phát triển công nghệ toàn diện đặc biệt trên lĩnh vực công nghệ thông tin.

Tiềm năng mở rộng của Fintech là vô cùng lớn. Nhiều sáng kiến Fintech có tầm ảnh hưởng lớn đến các lĩnh vực thương mại, ngân hàng, tư vấn tài chính và sản phẩm tài chính. Những ứng dụng của Fintech không chỉ đơn thuần tìm hiểu thói quen của người dùng mà còn thu hút người dùng ra quyết định chi tiêu và tiết kiệm trong vô thức tốt hơn.