Nội dung cho thấy thực tế không như những thông tin đồn thổi, bóp méo trước đó.
XÂY LẮP MỎ - TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TUYÊN TRUYỀN PHÒNG NGỪA HOẠT ĐỘNG LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG
Chiều ngày 20/7/2023 Công ty Xây lắp mỏ - TKV phối hợp với phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm công nghệ cao (PA05) Công an tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị trực tuyến tại 02 điểm cầu Văn phòng Công ty và Trung tâm điều hành sản xuất Dốc Đỏ - Thành phố Uông Bí về việc tuyên truyền phòng ngừa hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng.
Qua đó đã giúp cho CBCNV trong Công ty nâng cao hiểu biết, nhận thức, tinh thần cảnh giác đối với những âm mưu thủ đoạn lừa đảo để phòng ngừa và cũng biết cách tận dụng, sử dụng mạng xã hội một cách đúng đắn và hiệu quả, biến mạng xã hội thành một phương tiện, một kênh hữu ích, xây dựng một môi trường văn hoá doanh nghiệp lành mạnh, tránh bị lừa đảo, các thông tin ảo chi phối tác động, góp phần phòng chống, ngăn chặn những tư tưởng, quan điểm sai trái, thù địch một cách có hiệu quả.
Việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống trở thành yêu cầu cấp thiết, cần được thực hiện thường xuyên, liên tục và hiệu quả với nhiều hình thức, biện pháp phù hợp. Ngày Pháp luật Việt Nam là một trong những hình thức, biện pháp triển khai cụ thể nhằm đáp ứng yêu cầu đó.
Ngày Pháp luật Việt Nam bắt nguồn từ sáng kiến của địa phương. Xuất phát từ nhu cầu đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) đã tổ chức triển khai mô hình này với tính chất là một ngày sinh hoạt pháp luật tập trung để cán bộ, công chức, viên chức, Nhân dân nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật. Từ mô hình này, năm 2010, Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL của Chính phủ (nay là Hội đồng phối hợp PBGDPL Trung ương) đã hướng dẫn việc nhân rộng trên phạm vi toàn quốc và được đánh giá là một cách làm mới, tích cực, góp phần đa dạng hóa các hình thức PBGDPL hiện có.
Ngày 20/6/2012, tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật PBGDPL. Xuất phát từ vai trò của pháp luật, ý nghĩa của Hiến pháp năm 1946 - Bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa với những giá trị về tư tưởng pháp quyền, quyền lực thuộc về Nhân dân, bảo đảm quyền con người, quyền công dân và thực tiễn triển khai mô hình “Ngày Pháp luật”, kết hợp với tham khảo kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới, Luật PBGDPL đã quy định ngày 09 tháng 11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 8) - Ngày Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà thông qua Hiến pháp năm 1946. Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội. Cụ thể hóa nội dung này, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 28/2013/NĐ-CP ngày 04/4/2013 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật (Nghị định số 28/2013/NĐ-CP), trong đó quy định cụ thể nội dung, hình thức và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong tổ chức triển khai thực hiện Ngày Pháp luật Việt Nam. Ngày pháp luật Việt Nam có mục đích và ý nghĩa như sau:
1. Thượng tôn Hiến pháp và pháp luật
Ngày Pháp luật Việt Nam được tổ chức hằng năm nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, đề cao giá trị của Hiến pháp, pháp luật trong Nhà nước pháp quyền, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội. Với ý nghĩa đó, để hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam, các cơ quan, đơn vị, địa phương tập trung hoàn thành tốt các nhiệm vụ liên quan đến công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật gắn với tổ chức thi hành pháp luật, đồng thời mọi tổ chức, cá nhân nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật, góp phần đưa các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống.
2. Xây dựng niềm tin, tình cảm, thái độ ứng xử phù hợp với pháp luật, tạo nên sự bền vững của ý thức pháp luật, tạo lập kỷ cương, phép nước góp phần nâng cao hiệu quả xây dựng, PBGDPL và thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân
Pháp luật của nước ta đảm bảo nguyên tắc công bằng, minh bạch; ghi nhận, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp cho mỗi cá nhân và hài hòa lợi ích trong xã hội. Qua việc tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam xây dựng niềm tin, tình cảm, thái độ, hành vi ứng xử phù hợp với quy định của pháp luật, nâng cao ý thức bảo vệ pháp luật của toàn dân. Ngày Pháp luật Việt Nam được tổ chức nhằm đề cao giá trị con người, xây dựng nhân cách, ý thức làm chủ, tôn trọng kỷ cương, tự do trong khuôn khổ pháp luật; coi trọng các giá trị đạo đức tốt đẹp; ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, lòng yêu nước, xây dựng nếp sống văn hoá. Đây chính là yếu tố tạo nên sự bền vững của ý thức pháp luật, kỷ cương, phép nước.
Bên cạnh đó, Nhà nước pháp quyền đòi hỏi một hệ thống pháp luật hoàn thiện. Việc tổ chức Ngày Pháp luật Việt Nam là một trong những điều kiện quan trọng thúc đẩy tiến trình xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Pháp luật chỉ có thể điều chỉnh tốt nhất hành vi khi được chấp hành một cách tự nguyện, thực sự trở thành nhu cầu tự thân, có ý thức của mỗi người. Ngày Pháp luật Việt Nam được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật, tự giác chấp hành Hiến pháp, pháp luật, tích cực tham gia bảo vệ pháp luật; động viên toàn xã hội thi hành pháp luật nghiêm minh.
3. Hướng tới xây dựng văn hóa pháp lý trong toàn xã hội
Văn hóa pháp lý được thể hiện hàng ngày ở tất cả các lĩnh vực hoạt động của Nhà nước, cá nhân và xã hội. Để hình thành văn hóa pháp lý cần phải xây dựng lối sống theo pháp luật. Ngày Pháp luật Việt Nam góp phần xây dựng lối sống theo pháp luật, tạo lập thói quen tự giác thực hiện, ứng xử theo pháp luật và nâng cao nhận thức pháp luật của mỗi người.
Trong những năm qua, việc tổ chức các hoạt động Hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam 09/11, các ngành, các cấp thành phố Hà Nội luôn đổi mới, sáng tạo, triển khai hiệu quả, toàn diện các lĩnh vực công tác; gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng pháp luật với tổ chức thi hành pháp luật; hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi và phát triển kinh tế; góp phần xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh và thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị, gắn liền với việc tiếp tục triển khai thực hiện Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, Nhân dân.
Việc tổ chức Ngày Pháp luật Việt Nam năm nay tiếp tục là đợt sinh hoạt chính trị - pháp lý sâu rộng, làm cơ sở để triển khai thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả, thiết thực nhiệm vụ chính trị, chuyên môn của sở, ngành, đoàn thể, địa phương để triển khai thi hành Luật Thủ đô số 39/2024/QH15, xây dựng Thủ đô an toàn, giàu đẹp, văn minh, hiện đại, đồng thời để đóng góp vào thành quả chung của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
4. Về nội dung, Ngày Pháp luật Việt Nam được tổ chức để khẳng định vị trí, vai trò của Hiến pháp, pháp luật trong quản lý nhà nước và đời sống xã hội; giáo dục cán bộ, công chức, viên chức và người dân ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; ý thức bảo vệ pháp luật; lợi ích của việc chấp hành pháp luật; tuyên truyền, phổ biến các quy định của Hiến pháp, pháp luật thiết thực với đời sống của nhân dân, gắn với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị; vận động nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật; biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong xây dựng pháp luật, thực thi pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, gương người tốt, việc tốt trong thực hiện pháp luật.
5. Về hình thức, việc hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam thông qua các hoạt động: Phổ biến pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài, Cổng/Trang thông tin điện tử và hệ thống loa truyền thanh cơ sở); truyền thông qua mạng viễn thông, mạng xã hội; mít tinh; hội thảo; tọa đàm; thi tìm hiểu pháp luật; tuyên truyền, phổ biến pháp luật lưu động; triển lãm…..phù hợp với điều kiện tình hình của địa phương/.
Tham dự buổi lễ có GS.TS.Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; ông Nguyễn Hoàng Thao – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; ông Võ Văn Minh – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Phạm Văn Chánh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Nguyễn Văn Lộc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; các Phó Chủ tịch HĐND, UBND tỉnh; đại diện các sở, ban, ngành, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
IOC là một hệ thống công nghệ thông tin bao gồm cơ sở hạ tầng, phần cứng, phần mềm có chức năng thu thập cơ sở dữ liệu chuyên ngành của các cơ quan, đơn vị và xử lý, phân tích cho kết quả đầu ra đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, điều hành của các cấp chính quyền và các cơ quan, đơn vị. IOC sẽ phục vụ đắc lực trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, giúp lãnh đạo tỉnh có cái nhìn tổng quan, toàn diện về mọi mặt hoạt động kinh tế - xã hội theo thời gian thực. Từ đó, đưa ra quyết định nhanh chóng, kịp thời, chuẩn xác, tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức trong quá trình giám sát, điều hành công việc.
Trung tâm Giám sát, điều hành thông minh tỉnh Bình Dương
IOC với khả năng tích hợp dữ liệu và các hệ thống sẵn có cùng các phần mềm điều khiển cùng với hơn 20 lĩnh vực giám sát, điều hành đã được triển khai để khái quát toàn cảnh về các chỉ tiêu phát triển của tỉnh, nhất là các lĩnh vực trọng tâm, thế mạnh của tỉnh như: Chỉ tiêu kinh tế - xã hội; Hành chính công; thông tin du lịch; an ninh trật tự, giao thông; thông tin phòng, chống dịch Covid-19; tương tác, giao tiếp phục vụ công dân; công khai thông tin quy hoạch; giám sát chất lượng môi trường; giám sát hoạt động công nghiệp; giám sát tài nguyên, môi trường; thông tin lĩnh vực y tế; thông tin lĩnh vực giáo dục; thông tin về cung, cầu lao động, cơ sở dữ liệu về trẻ em, bảo trợ xã hội, giáo dục nghề nghiệp; thông tin khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; thông tin về chỉ số tiêu dùng, cung cầu hàng hóa, mặt hàng thiết yếu…
Tại IOC, các biểu đồ trực quan của các ngành, lĩnh vực được đưa về IOC sẽ được hiển thị trực quan 24/7, các hình ảnh từ hệ thống camera giám sát trên toàn tỉnh được kết nối về bộ máy đầu não, kết hợp với nền tảng bản đồ số và thông qua cơ sở dữ liệu dùng chung, hỗ trợ lãnh đạo tỉnh nắm bắt tình hình của tỉnh 24/24, giúp đưa ra quyết định một cách nhanh chóng, chính xác và kịp thời, qua đó bước đầu mang lại những tiện ích thiết thực trong hoạt động của tỉnh.
Cổng thông tin điện tử Tỉnh ủy Bình Dương (www.tinhuybinhduong.vn) được xây dựng để cung cấp các thông tin về công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ tỉnh, thông tin về các hoạt động của Thường trực cấp ủy, các thông tin về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Cổng thông tin điện tử Tỉnh ủy Bình Dương tạo môi trường để người dân và đảng viên tham gia góp ý về các văn bản dự thảo, tham gia góp ý xây dựng Đảng. Tạo kênh đối thoại trực tuyến cho đảng viên và người dân có kênh giao tiếp với Đảng và Nhà nước.
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh phát biểu tại buổi lễ
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh nhấn mạnh, việc đi vào hoạt động Trung tâm IOC và Cổng thông tin điện tử Tỉnh ủy Bình Dương là một bước kế thừa các kết quả đạt được trong việc xây dựng Chính quyền điện tử và ứng dụng công nghệ thông tin của các cơ quan Đảng và Nhà nước trong các giai đoạn vừa qua, đánh dấu một bước phát triển mới trong quá trình chuyển đổi số, xây dựng đô thị thông minh bền vững trên địa bàn tỉnh. Để IOC đi vào hoạt động hiệu quả trong thời gian tới, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các cơ quan, đơn vị đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số đáp ứng yêu cầu quản lý, điều hành; đẩy nhanh xây dựng các hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu chuyên ngành làm nền tảng phục vụ công tác dự báo, xử lý dữ liệu lớn phục vụ điều hành kinh tế-xã hội. Đây là sự kiện đầy ý nghĩa nhân dịp kỷ niệm 25 năm tái lập tỉnh, góp phần cụ thể hóa việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI đề ra là xây dựng tỉnh Bình Dương phát triển bền vững theo hướng đô thị thông minh, văn minh, hiện đại.
Đại biểu thực hiện nghi thức công bố Trung tâm IOC và Cổng thông tin điện tử Tỉnh ủy Bình Dương
Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử Tỉnh ủy cần cung cấp thông tin nhanh chóng, chính xác, kịp thời tham mưu quản lý, chỉ đạo vận hành và phát triển, tích hợp các ứng dụng, dịch vụ công nghệ thông tin trên Cổng. Đẩy mạnh tạo kênh giao tiếp mới, trực tuyến giữa người dân và các cấp ủy Đảng, để người dân và đảng viên có thể tham gia góp ý xây dựng Đảng, đồng thời tiếp thu ý kiến đóng góp và nguyện vọng của nhân dân.
Sau lễ công bố các đại biểu đã tham quan trải nghiệm tại IOC và Cổng thông tin điện tử Tỉnh ủy.
Sau đây là một số hình ảnh buổi lễ:
Đại biểu tham quan Trung tâm IOC tỉnh
GS.TS.Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương đánh giá cao việc Bình Dương vận hành Trung tâm IOC