Đây không phải là những chiếc xe đạp thông thường, một trong số đó được tạo ra cho giới siêu siêu giàu.

AURUMANIA GOLD BIKE CRYSTAL EDITION

Auramania là một công ty của Pháp đã sản xuất chiếc xe đạp vàng phiên bản giới hạn trông rất cổ điển và đắt tiền.

Với thiết kế đơn giản, tối giản và thanh lịch, phiên bản pha lê đi kèm với đá quý và kim cương nạm trong khung. Đây không phải là những chiếc xe đạp lạ mắt thông thường mà là thứ gì đó rất tinh tế nhưng ngông cuồng mà chỉ một người sành chơi mới nhận ra. Xe có giá bán 114.000 USD (2,63 tỷ đồng)

Chiếc xe đạp Kaws Trek Madone là sự pha trộn hoàn hảo của phong cách, sự thoải mái và sang trọng. Mô hình được thiết kế và kiểm nghiệm bởi tay đua Lance Armstrong, một nhân vật nổi tiếng trong số những giới xe đạp đua. Mẫu xe này có giá 160.000 USD (3,7 tỷ đồng).

Thiết kế khí động học cung cấp sự cân bằng tuyệt vời, ghế và tay lái tiện dụng dễ điều khiển, cộng với xe đạp rất nhẹ và linh hoạt.

TREK YOSHITOMO NARA SPEED CONCEPT

Chiếc xe đạp Trek Yoshimoto Nara trông khá vui nhộn và kỳ quặc với khung màu xanh và vàng sáng, đặc biệt là nó đi kèm với hình minh họa tuyệt đẹp. Trek Yoshitomo Nara Speed Concept có một số tính năng và chức năng tiên tiến cho phép người lái cơ động trong không gian hẹp trong khi vẫn duy trì sự cân bằng thân xe.

Trek Yoshitomo Nara Speed Concept có giá bán lên tới 200.000 USD (4,66 tỷ đồng).

Tất cả mọi thứ từ tay lái đến bánh xe và ghế ngồi đều được phủ vàng 24k. Goldgenie đã lên kế hoạch rất tỉ mỉ cho mọi ngóc ngách trên cơ thể của chiếc xe đạp mang lại cho nó một cái nhìn và cảm giác tuyệt đẹp. Khung chiếu sáng hơn mặt trời, người lái còn cảm thấy siêu thoải mái nhờ ghế bọc da tốt và cũng được trang trí bằng kim cương và đá quý khác. Sở hữu mẫu xe này là mơ ước của rất nhiều người, tuy nhiên mức giá 393.000 USD (9,1 tỷ đồng) thì không phải ai cũng có khả năng chi trả.

Mang tên hoàn toàn theo nghĩa đen, mô hình hoàn toàn mới này của Trek đã gây tranh cãi với các nhóm bảo vệ động vật vì sử dụng cánh bướm trong thiết kế của nó. Damien Hirst, người sáng tạo, đặt cánh bướm trên khung và vành của chiếc xe đạp. Chiếc xe đạp có tính thẩm mỹ, được trang trí hoa văn màu hồng và tím. Chiếc xe đạp có giá 500.000 USD (11,6 tỷ đồng).

ASTON MARTIN ONE-77 FACTOR CYCLE

Aston Martin ONE-77 Factor Cycle  có giá bán 39.000 USD (902 triệu đồng). Thương hiệu xe thể thao nổi tiếng quốc tế hiện đã hợp tác với Factor Bikes để ra mắt One-77 Factor Cycle.

Khung xe kiểu dáng đẹp, phong cách và rất sang trọng. Được hoàn thiện với các tính năng công nghệ cao và công nghệ tiên tiến, mẫu One-77 kết hợp các cảm biến, cấu trúc bằng sợi carbon và hỗ trợ khí động học mạnh mẽ. Thậm chí, nó cũng kết nối Wi-Fi và Bluetooth để giúp bạn giải trí trong suốt hành trình.

Chiếc xe đạp sang trọng phiên bản giới hạn này của Chrome Hearts được chế tạo với sự hợp tác của Cervelo. Khung xe có các thiết kế được cấp bằng sáng chế dành riêng cho Chrome Hearts – từ các thiết kế trái tim dễ thương đến các mẫu nạm ngọc, kim cương.

Màu đen carbon khiến chiếc xe trở nên sang trọng, thanh lịch. Tất nhiên, chiếc xe đạp có giá bán “siêu đắt”, và chỉ bởi những người sưu tập xe đạp siêu giàu (giá bán 60.000 USD, tương đương 1,4 tỷ đồng).

Chiếc xe đạp thể thao Trek Madone 7 – Diamond trông chuyên nghiệp, được trang bị một bộ các tính năng siêu hiện đại. Lần đầu tiên xe được bán đấu giá tại Lance Armstrong Foundation Gala và được trả giá lên tới 75.000 USD (1,7 tỷ đồng).

24K GOLD EXTREME MOUNTAIN BIKE

Được thiết kế và ra mắt bởi Hugh Power, đây là chiếc xe đạp đắt nhất thế giới trên thị trường có giá một triệu đô la (23,3 tỷ đồng). Với khung làm bằng vàng nguyên chất 24k, chiếc xe đạp này không phải là một phương tiện mà là một tác phẩm nghệ thuật.

Ngoài ra còn có một số tính năng công nghệ cao được tích hợp trong thân xe, và mỗi bộ phận của xe đạp đều được mạ điện. Biểu tượng tùy chỉnh, tô điểm kim cương, ghế màu nâu sô cô la làm bằng da cá sấu là một số tính năng nghệ thuật thêm vào sự xa hoa của thiết kế xe.

TPO - Dưới đây là những chiếc xe có mức giá đắt nhất đến từ những hãng sản xuất hàng đầu trên thế giới.

Huayra Imola được trang bị động cơ tăng áp kép V12 6.0 lít cùng mô-men xoắn đạt 1.100 Nm, sản sinh công suất lên tới 827 mã lực. Chiếc xe thể thao đến từ thương hiệu xa xỉ của Ý được ước tính có giá khoảng 5,4 triệu USD. Đây là chiếc Pagani đắt thứ hai mọi thời đại của hãng.

Ra mắt lần đầu tại triển lãm Concours d’Elegance Pebble Beach vào tháng 8 năm 2018, Bugatti Divo là dòng xe đặc biệt dựa trên nền tảng của Chiron. Xe vẫn được trang bị khối động cơ khổng lồ W16 dung tích 8.0L, với 4 bộ tăng áp cùng công suất tối đa 1.500 mã lực.

Với chỉ 40 chiếc được xuất xưởng trên thế giới, mức giá khởi điểm để có thể sở hữu một chiếc Bugatti Divo lên đến 5,8 triệu USD.

Cuối năm 2021, công ty sản xuất ô tô Spyros Panopoulos của Hy Lạp đã giới thiệu mẫu xe đầu tiên với tên gọi Chaos. Nhà sản xuất đã đưa ra nhiều lời lẽ táo bạo về Chaos khi tuyên bố đây là chiếc ultracar đầu tiên trên thế giới.

Chaos được trang bị động cơ tăng áp kép V10 dung tích 4.0 lít, sẽ sản sinh hai cấp độ công suất và truyền lực tới cả 4 bánh thông qua hộp số ly hợp kép 7 hoặc 8 cấp.

Automotive Chaos là một trong những chiếc xe đắt nhất trên thế giới khi phiên bản Earth Version sở hữu hơn 2.000 mã lực có giá trị là 6,4 triệu USD. Bên cạnh đó, một phiên bản khác với tên gọi Zero Gravity với 3000 mã lực có mức giá khởi điểm lên tới 14,4 triệu USD.

Pagani Codalunga là phiên bản đặc biệt, được phát triển dựa trên nền tảng của Pagani Huayra. Lấy cảm hứng từ công việc chế tạo xe ngựa của Ý những năm 1960, Codalunga sở hữu ngoại thất hiện đại và nội thất theo phong cách steampunk. Khối động cơ của xe sử dụng loại động cơ V12 tăng áp kép, dung tích 6.0 lít. Động cơ này cho ra công suất tối đa 829 mã lực và mô-men xoắn cực đại 1.100 Nm. Sức mạnh được truyền đến bánh sau thông qua hộp số tuần tự 7 cấp.

Pagani chỉ sản xuất năm chiếc Huayra Codalunga trên toàn cầu và mỗi chiếc có giá 7,4 triệu USD.

Mercedes-Benz Maybach Exelero là mẫu xe độc nhất vô nhị. Chiếc xe được giới thiệu năm 2004 trong một chương trình thử nghiệm lốp xe mới của Fulda, một công ty con của Goodyear tại Đức. Siêu phẩm này có mức giá khởi điểm là 8 triệu USD lúc bấy giờ. Sau khi điều chỉnh theo mức lạm phát hiện tại, Exelero được định giá là 10 triệu USD.

Bugatti ra mắt Centodieci tại tuần lễ xe hơi Pebble Beach năm ngoái. Hãng xe sang của Pháp nhận định đây là một mẫu xe siêu hiếm, siêu đắt khác với phần còn lại của thế giới.

Centodieci là lời tri ân dành cho huyền thoại Bugatti EB110 của thập niên 90. Đồng thời, nó mang ý nghĩa kỷ niệm 110 năm thành lập thương hiệu của Bugatti.

Chỉ có 10 chiếc Bugatti Centodieci được sản xuất thủ công trên thế giới cùng mức giá khởi điểm 9 triệu USD.

Mặc dù trông có vẻ không khác mấy so với một chiếc Chiron bình thường, nhưng Profilée thực sự là một chiếc xe độc nhất theo đúng nghĩa đen.

Theo kế hoạch ban đầu, Chiron Profilée sẽ là một trong những biến thể của dòng Chiron, vốn chỉ được sản xuất giới hạn 500 chiếc cho tất cả các phiên bản. Tuy nhiên, mẫu hypercar Chiron nguyên bản đã được đặt hàng quá nhanh khiến Bugatti quyết định hủy bỏ kế hoạch ra mắt Profilée, vốn đã được phát triển từ quý III/2020. Trên toàn cầu hiện tại chỉ có duy nhất 1 chiếc Bugatti Chiron Profilée tại thị trường châu Âu.

Vào ngày 1/2 vừa qua, Bugatti đã xác lập kỷ lục giá khi chiếc Chiron Profilée độc nhất vô nhị được trả 9,7 triệu euro (tương đương 10,8 triệu USD) trong phiên đấu giá của RM Sotheby's.

Rolls-Royce giới thiệu chiếc Sweptail vào năm 2017. Mẫu bespoke được thiết kế theo ý một vị khách hàng đặc biệt tại sự kiện Concorso d'Eleganza (Italy), trong sự ngạc nhiên của đông đảo khách mời giàu có.

Theo Telegraph, số tiền để sở hữu siêu phẩm này lên tới 12,8 triệu USD.

Với mức giá 13,4 triệu USD, La Voiture Noire chính thức là chiếc Bugatti mới đắt nhất từng được sản xuất.

Được giới thiệu vào tháng 5/2021, Rolls Royce Boat Tail ra mắt công chúng lần đầu tiên tại Triển lãm Concorso d'Eleganza Villa d'Este 2021 tại Ý.

Rolls-Royce Boat Tail được hãng sản xuất với số lượng giới hạn 3 chiếc. Mỗi xe có giá trị lên tới 28 triệu USD, biến nó trở thành chiếc xe đắt giá nhất mọi thời đại.

TPO - Dưới đây là danh sách 10 chiếc xe đắt nhất năm 2024, là những sản phẩm đại diện cho đỉnh cao về khả năng chế tác của nhà sản xuất cũng như ngành công nghiệp ô tô nói chung.

Bugatti Divo là mẫu hypercar ra đời để tri ân tay đua người Pháp Albert Divo, nổi tiếng với chiến thắng tại Targa Florio trên chiếc Bugatti trong những năm 1920. Xe được sản xuất giới hạn chỉ 40 chiếc.

Divo nổi bật với thiết kế khí động học đặc trưng, được tinh chỉnh cho đường đua cùng hệ thống treo nâng cấp và trọng lượng giảm đáng kể. Xe được đánh giá là nhẹ và năng động hơn Chiron trong khi công suất vẫn giữ nguyên ở mức 1.500 mã lực.

Qua đó, Divo đã trở thành một trong những chiếc Bugatti được săn đón và đắt đỏ nhất thế giới. Mẫu xe này hiện có giá với giá khoảng 5,8 triệu USD.

9. Pagani Huayra Imola Roadster

Là phiên bản giới hạn tập trung vào đường đua của Pagani Huayra, siêu xe Imola Roadster được chế tạo với độ chính xác cao, tối ưu khí động học và được trang bị động cơ V12 6.0L mạnh 838 mã lực, hơn 118 mã lực so với bản tiêu chuẩn.

Pagani chỉ sản xuất duy nhất 8 chiếc Imola Roadster trên toàn thế giới với giá không tiết lộ. Tuy nhiên với việc phiên bản Imola Coupe có giá khoảng 5,4 triệu USD, số tiền để có thể sở hữu bản mui trần được cho là sẽ vượt ngưỡng 6 triệu USD.

Pagani Huayra Codalunga là siêu xe lấy cảm hứng từ những chiếc xe đua Le Mans thập niên 1960, là sự kết hợp giữa thiết kế cổ điển và công nghệ tiên tiến. Siêu xe này được sản xuất giới hạn chỉ 5 chiếc trên toàn cầu, với giá bán ở thời điểm năm 2024 rơi vào khoảng 7 triệu USD.

Pagani Codalunga được đánh giá là một kiệt tác mang đến trải nghiệm lái xe phấn khích, nhờ cấu trúc khung xe nhẹ và tính khí động học ưu việt. Xe sử dụng động cơ V12 tăng áp kép, dung tích 6.0L, tạo ra công suất 829 mã lực.

Mặc dù ra mắt lần đầu từ năm 2005, Mercedes-Maybach Exelero vẫn liên tục lọt vào danh sách 10 xe đắt nhất thế giới trong 19 năm liên tiếp. Đây là mẫu xe được làm theo đơn đặt hàng của hãng lốp Fulda của Đức nhằm thử nghiệm các loại lốp tính năng vận hành cao mới.

Exelero được phát triển dựa trên một chiếc Maybach SW 38, sử dụng động cơ V12 tăng áp kép, cho công suất 690 mã lực và mô-men xoắn 1.020Nm. Mẫu xe này hiện được định giá khoảng 8 triệu USD và chỉ có một chiếc Exelero từng được sản xuất, hiện thuộc sở hữu của ngôi sao nhạc rap Jay-Z.

Siêu phẩm Centodieci được thiết kế nhân dịp kỷ niệm 110 năm thành lập hãng Bugatti và chỉ có 10 chiếc xuất xưởng. Xe được phát triển dựa trên Chiron nhưng mượn một số chi tiết thiết kế của mẫu EB110, gồm lưới tản nhiệt hình móng ngựa cỡ nhỏ.

Centodieci được trang bị động cơ W16 8.0L mang tính biểu tượng của Bugatti, được cải tiến với hệ thống làm mát dầu động cơ nâng cấp để sản sinh công suất 1.578 mã lực. Với mức giá 9 triệu USD, Centodieci được xếp vào hàng một trong những mẫu xe giới hạn đắt đỏ nhất từng được Bugatti sản xuất.

Lấy cảm hứng từ vẻ đẹp của những chiếc ô tô và du thuyền cổ điển đầu thế kỷ 20, Sweptail nổi lên như một kỳ quan định nghĩa lại sự sang trọng trên phương tiện 4 bánh.

Mẫu xe này được chế tác thủ công trong hơn 4 năm, sở hữu đường coachline đẹp mắt, bóng bẩy kết hợp hoàn hảo với phần đuôi xe vuốt ngược. Nội thất của xe được làm từ những vật liệu tinh xảo, với da Moccasin và Dark Spice.

Ra mắt vào tháng 5/2017, Sweptail là chiếc xe đắt nhất thế giới vào thời điểm đó khi được bán với giá 12,8 triệu USD. Cũng chỉ có duy nhất một chiếc Sweptail từng được sản xuất thuộc về vị khách có tên Sam Li đến từ Hong Kong.

Với giá bán 16 triệu USD ở năm 2024, độc bản Bugatti La Voiture Noire là mẫu xe đắt giá nhất trong lịch sử thương hiệu Pháp. Siêu phẩm này gợi nhắc mẫu Bugatti Type 57 SC Atlantic lừng lẫy một thời từng được trình làng vào năm 2009.

La Voiture Noire là biểu tượng của tốc độ, sự sang trọng và đẳng cấp. Thân xe được chế tác bằng sợi carbon nguyên khối, bên trong trang bị động cơ W16 dung tích 8.0L đi kèm 4 bộ tăng áp, cho công suất khoảng 1.500 mã lực.

Pagani Zonda HP Barchetta không chỉ là một chiếc xe, mà còn là minh chứng cho nghệ thuật và di sản. Được thiết kế riêng dành cho nhà sáng lập của thương hiệu - Horacio Pagani, kiệt tác này kết hợp công nghệ hiện đại với kỹ thuật thủ công tinh xảo, đánh dấu đỉnh cao của kỷ nguyên Zonda.

Sở hữu động cơ AMG 12 xy-lanh sản sinh công suất 760 mã lực, Pagani HP Barchetta được đánh giá là mang đến trải nghiệm lái xe hấp dẫn và phấn khích, trở thành mẫu xe độc ​​đáo và được khao khát hàng đầu của các nhà sưu tập. Mẫu xe này hiện có giá khoảng 18,5 triệu USD.

Rolls-Royce Boat Tail là một chiếc grand tourer được Rolls-Royce chế tác thủ công cho ba khách hàng thân thiết nhất của họ, và là chiếc xe thứ hai trong chương trình Coachbuild của Rolls Royce.

Boat Tail lấy cảm hứng từ những chiếc du thuyền của thập niên 1920 và 1930. Theo đó, nắp cốp sau được làm bằng gỗ Caleidolegno, với hai cánh mở lật lên như cánh bướm, bản lề chạy dọc ở giữa, mở ra không gian bên dưới chứa tất cả những gì cần thiết cho một bữa tối thượng hạng.

Thông số kỹ thuật của xe gồm thiết kế mui trần/cabriolet hai cửa, động cơ 12 xy-lanh hút khí tự nhiên gắn phía trước cung cấp sức mạnh cho bánh sau. Mặc dù Rolls-Royce không tiết lộ giá cho của siêu phẩm này, nhưng có tin đồn rằng Boat Tail có giá 28 triệu USD.

Với mức giá từ 32 triệu USD, Rolls-Royce Droptail không chỉ trở thành chiếc xe đắt nhất thế giới mà đánh dấu đỉnh cao của thương hiệu Anh trong suốt lịch sử sản xuất xe siêu sang của mình. Chỉ giới hạn 4 chiếc trên toàn thế giới, mỗi chiếc Droptail là một kỳ quan được chế tác thủ công tỉ mỉ trong bốn năm.

Mẫu mui trần siêu sang này vẫn được trang bị động cơ V12 tăng áp kép, dung tích 6.75L quen thuộc, cho công suất 593 mã lực và mô-men xoắn cực đại 840Nm.

Rolls-Royce không công bố giá chính thức của mẫu xe độc ​​quyền này, nhưng ước con số rơi vào khoảng 32 triệu USD. Thậm chí một số nguồn tin cho rằng giá bán của Droptail có thể lên tới 35 triệu USD, dẫn đầu danh sách những chiếc xe đắt nhất hiện nay.

Trong vài năm gần đây, thị trường du học của nước ta đang ngày càng trở nên sôi động. Việc có một tấm bằng cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ nước ngoài chắc chắn sẽ giúp bạn có một lợi thế lớn khi tìm kiếm việc làm so với các bạn đồng trang lứa. Tuy nhiên, để có thể phát huy khả năng của bản thân cũng như có một môi trường học tập tốt tại nước ngoài cũng là một trong những vấn đề mà các bậc phụ huynh, học sinh, sinh viên quan tâm.

Trong bài viết dưới đây, hướng nghiệp GPO sẽ chia sẻ cho bạn top 10 trường đại học tốt nhất thế giới năm 2020 do THE (World University Rankings) công bố.

Đại học Hoàng gia Luân Đôn là trường đại học nghiên cứu công lập được thành lập từ năm 1845 và có trụ sở chính tại South Kensington, Luân Đôn. Đây là một ngôi trường đại học danh tiếng, đứng đầu thế giới về đào tạo khoa học, kỹ thuật. Bên cạnh đó, ngôi trường nay còn có các chuyên ngành khác khá nổi tiếng về chất lượng cho sinh viên lựa chọn như kinh doanh và y học.

Một trong những yếu tố đặc biệt nhất của chương trình giáo dục tại đây đó là sinh viên có đặc quyền được tham gia một cộng đồng các nhà nghiên cứu tầm cỡ thế giới ở các viện và các phòng thí nghiệm: Phòng thí nghiệm năng lượng tương lai, Viện nghiên cứu biến đổi khí hậu Grantham, Viện Khoa học dữ liệu, Viện Khoa học và Công nghệ An ninh….

Một yếu tố khác khiến Đại học Hoàng gia Luân Đôn được nhiều người biết đến đó là việc ngôi trường này luôn tập trung nghiên cứu và có các chương trình giảng dạy tập trung vào ứng dụng thực tế, đặc biệt là trong việc giải quyết các thách thức toàn cầu. Một số các khoa và phòng ban của Imperial nổi bật như: Trung tâm chính sách môi trường (Khoa Khoa học tự nhiên), Xây dựng dân dụng và môi trường (Khoa Kỹ thuật), Khoa học và Kỹ thuật trái đất (Khoa Kỹ thuật)…

Đại học Chicago là một trường đại học tư nhân được thành lập vào năm 1890 và có trụ sở tại bang Chicago, Hoa Kỳ. Toàn bộ các lĩnh vực nghiên cứu như sinh thái học và xã hội học đều được thành lập bởi trường đại học này nên không ngạc nhiên khi Đại học Chicago được coi là cơ sở đào tạo chương trình học thuật hàng đầu thế giới.

Điểm mạnh của Đại học Chicago đó là cho phép các sinh viên theo học tại đây có thể lựa chọn nghiên cứu bất cứ điều gì mà mình yêu thích từ vật lý thiên văn đến kỹ thuật phân tử cũng như một loạt các môn khác như khoa học xã hội, nhân chủng học, âm nhạc và ngôn ngữ. Chính vì vậy, dù có thể chưa biết chuyên ngành mình muốn theo đuổi là gì thì khi đã là sinh viên ở đây bạn hoàn toàn có thể dành thời gian và tự do tìm hiểu mọi thứ và tìm kiếm đam mê của bản thân.

Tuy nhiên, một điều bạn cần lưu ý khi cân nhắc chọn ngôi trường này đó là rất khó để bạn có thể nhận vào học tại đây bởi đây là ngôi trường có tỷ lệ tuyển sinh cực kỳ cạnh tranh. Chỉ 7% ứng viên được nhận vào năm 2018 tức trong hơn 32.000 hồ sơ thì chỉ có 2.400 hồ sơ được chấp nhận. Do đó, nếu bạn thực sự yêu thích ngôi trường này thì bên cạnh việc học tập thật tốt bạn cũng cần chuẩn bị cho mình những kỹ năng khác thông qua việc hoạt động ngoại khóa để có một hồ sơ ấn tượng.

Đại học Yale là một trường đại học nghiên cứu tư nhân thuộc Ivy League và là tổ chức giáo dục đại học lâu đời thứ ba ở Mỹ. Kể từ khi thành lập vào năm 1701, điều mà ngôi trường này luôn hướng tới là mở rộng và chia sẻ kiến thức, truyền cảm hứng cho sự đổi mới và lưu giữ thông tin văn hóa và khoa học cho các thế hệ tương lai.

Yale có một khoản tài trợ hơn 25 tỷ đô la (648.000 nghìn tỷ VNĐ), điều này khiến nó trở thành tổ chức giáo dục giàu thứ hai trên thế giới và có một thư viện lớn thứ ba của Mỹ với hơn 15 triệu đầu sách. Không chỉ vậy, với các khoản hỗ trợ khổng lồ cũng cho phép ngôi trường này có nhiều chính sách học bổng cho học viên theo học, theo thống kê hơn một nửa số sinh viên Yale nhận học bổng hoặc trợ cấp của trường.

Một điểm thú vị của ngôi trường này nữa, trong lịch sử có bốn sinh viên tốt nghiệp tại Yale đã ký Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ, và trường còn đào tạo năm tổng thống Hoa Kỳ: William Howard Taft, Gerald Ford, George HW Bush, Bill Clinton và George W. Bush. Hai mươi cựu sinh viên Yale đã giành được giải thưởng Nobel và 32 người đã giành giải Pulitzer.

Có niên đại từ năm 1636, Đại học Harvard là trường đại học lâu đời nhất ở Mỹ và được coi là một trong những trường học danh tiếng nhất thế giới. Sở dĩ được đánh giá cao như vậy vì nơi đây đã đào tạo ra tám tổng thống Hoa Kỳ, một số nguyên thủ quốc gia, 62 tỷ phú. Bên cạnh đó các giải thưởng lớn ở các lĩnh vực khác nhau cũng đã được điểm tên sinh viên Harvard từ giải thưởng Nobel, Pulitzer đến giải Olympic và Oscar.

Phần lớn sinh viên học tại Harvard đến từ gia đình thượng lưu bởi chi phí học tập rất cao. Tuy nhiên với nhiều khoản tài trợ khổng lồ nên ngôi trường này có thể cung cấp các gói hỗ trợ tài chính rất hào phóng và có khoảng 60% sinh viên tận dụng được những gói học bổng này.

Tọa lạc bên ngoài Boston, Harvard được tạo thành từ 13 trường học và các viện, bao gồm ngành đứng đầu về chất lượng đào tạo như kinh tế, y học, kỹ thuật & khoa học ứng dụng, luật học và giáo dục sau đại học.

Sau Harvard, Đại học Princeton cũng là một trong những trường đại học lâu đời nhất của Mỹ, được thành lập vào năm 1746. Quy mô sinh viên của ngôi trường này khá nhỏ so với các ngôi trường danh tiếng khác, với tổng số ít hơn 10.000 sinh viên và sinh viên quốc tế học hệ đại học chiếm 12%.

Princeton cũng là một trong những trường đại học nghiên cứu hàng đầu thế giới với 40 cựu sinh viên đoạt giải Nobel, 17 người giành được Huân chương của viện Khoa học Quốc gia (National Medal of Science), và 5 người nhận được Huân chương của viện Nhân văn Quốc gia (National Humanities Medal). Bên cạnh đó, một số người nổi tiếng đã tốt nghiệp tại Princeton bao gồm phu nhân cựu tổng thống Michelle Obama, diễn viên Jimmy Stewart, người sáng lập Amazon Jeff Bezos.

Hiện nay, Princeton đào tạo cả hai hệ giáo dục đại học và giáo dục sau đại học về nhân văn, khoa học xã hội, khoa học và kỹ thuật. Một điểm thú vị của ngôi trường này đó là sinh viên theo học tại đây có rất nhiều cơ hội tham các sở thích ngoài học tập cho dù đó là viết ấn phẩm văn học, khoa học, hay đến việc nuôi ong, thành lập ban nhạc bởi khuôn viên trải rộng trên 500 mẫu Anh. Đây cũng là ngôi trường có khuôn viên chính được tạp chí Travel + Leisure của New York bầu chọn là một trong những nơi đẹp nhất nước Mỹ.

Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) là một trường đại học nghiên cứu tư nhân có trụ sở tại thành phố Cambridge, Massachusetts. Được thành lập vào năm 1861, MIT luôn hướng tới mục đích: nâng cao kiến thức cho sinh viên về khoa học, công nghệ và các lĩnh vực nghiên cứu khác để đào tạo ra một thế hệ mang lại lợi ích tốt nhất cho quốc gia và thế giới hiện đại.

Trường đại học này đã đào tạo được 85 người đạt giải Nobel, 58 người đoạt Huy chương Quốc gia. Một trong số những cựu sinh viên ấn tướng của MIT đó là Kofi Annan, cựu Tổng thư ký Liên Hợp Quốc. Những khám phá khoa học và tiến bộ công nghệ của MIT được công nhận bao gồm: tổng hợp hóa học chất penicillin, phát triển radar, phát minh ra bộ nhớ lõi từ (phục vụ cho phát triển máy tính kỹ thuật số)… MIT hiện bao gồm 5 trường đào tạo liên quan đến các mảng: kiến trúc và quy hoạch, kỹ thuật, nhân văn, khoa học xã hội, quản lý và khoa học.

Nằm trong thung lũng Silicon, Đại học Stanford được thành lập vào năm 1885 bởi Jane và Leland Stanford. Kể từ khi thành lập, các giảng viên và sinh viên của Stanford đã luôn nỗ lực để cải thiện sức khỏe và phúc lợi của mọi người trên khắp thế giới thông qua việc nghiên cứu và áp dụng kiến thức. Những đột phá tại Stanford bao gồm ca ghép tim thành công đầu tiên, ra mắt chuột máy tính và phát triển âm nhạc kỹ thuật số.

Tọa lạc trên 8.180 mẫu Anh, Stanford là một trong những cơ sở đại học lớn nhất ở Hoa Kỳ với 18 viện nghiên cứu liên ngành và 7 trường học trong một khuôn viên duy nhất:

Đến nay, 19 người đoạt giải Nobel đến từ ngôi trường này. Tổng thống thứ 31 của Hoa Kỳ là một trong những sinh viên đầu tiên tại Stanford. Ngoài ra, theo thống kê, sinh viên tốt nghiệp Stanford đều đang là thành viên của các công ty tập đoàn trên thế giới như Google, Nike, Netflix, Hewlett-Packard, Instagram và Charles Schwab.

Được thành lập vào năm 1209, Đại học Cambridge là một tổ chức nghiên cứu công lập và bao gồm cả chương trình giáo dục đại học. Với lịch sử 800 năm đã khiến cho Cambridge trở thành trường đại học lâu đời thứ tư trên thế giới.

Cambridge chào đón hơn 18.000 sinh viên từ các nền văn hóa khác nhau trên thế giới. Gần 4.000 sinh viên của trường là quốc tế và đến từ hơn 120 quốc gia khác nhau. Ngoài ra, các khóa học trại hè quốc tế của Cambridge cung cấp 150 khóa học cho sinh viên từ hơn 50 quốc gia.

Các lĩnh vực mà ngôi trường này đào tạo bao gồm: Nghệ thuật và Nhân văn, Khoa học sinh học, Y học lâm sàng, Khoa học xã hội và nhân văn, Khoa học vật lý và công nghệ. Cho đến nay ngôi trường này đã ghi nhận 92 người đạt giải Nobel ở mọi hạng mục. Với khuôn viên rộng lớn, đến nay Cambridge đã có hơn 100 thư viện với hơn 15 triệu đầu sách. Ngôi trường còn sở hữu thêm 9 bảo tàng nghệ thuật, khoa học, văn hóa và 1 khu vườn thực vật được mở cửa cho bất kỳ ai muốn ghé thăm.

Bên cạnh việc chú trọng giáo dục đào tạo, Cambridge còn hoạt động như một doanh nghiệp xuất bản với hơn 50 văn phòng trên toàn thế giới, đến nay đã ra đời 45.000 đầu sách liên quan đến các lĩnh vực nghiên cứu học thuật, phát triển chuyên môn, tạp chí nghiên cứu, giáo dục và kinh thánh.

Viện Công nghệ California (Caltech) là một tổ chức nghiên cứu, giáo dục khoa học và kỹ thuật nổi tiếng thế giới, nơi các giảng viên và sinh viên phi thường tìm kiếm câu trả lời cho các câu hỏi phức tạp, khám phá kiến thức mới, đổi mới dẫn đầu và thay đổi tương lai. Khuôn viên trường tọa lạc tại Pasadena, California, cách trung tâm thành phố Los Angeles khoảng 11 km.

Caltech có sáu bộ phận học thuật, đặc biệt chú trọng giảng dạy và nghiên cứu khoa học và công nghệ. Trường đại học này có một quy trình tuyển sinh cạnh tranh, đảm bảo rằng chỉ một số ít sinh viên có năng khiếu nhất được nhận. Caltech luôn đảm bảo chất lượng sinh viên đầu ra, cùng với nhiều cơ sở chất lượng cao, cả trong khuôn viên trường và trên toàn cầu, bao gồm Phòng thí nghiệm Động cơ phản lực, Phòng thí nghiệm địa chấn Caltech và Mạng lưới quan sát quốc tế.Những cựu sinh viên và giảng viên của Caltech đã được trao 39 giải thưởng Nobel, 6 giải thưởng Turing và 71 huy

chương Khoa học công nghệ quốc gia Hoa Kỳ. Ngoài ra, bốn nhà khoa học lớn của Không quân Hoa Kỳ cũng đã từng tốt nghiệp tại đây.

Đứng đầu trong danh sách này chính là Đại học Oxford. Đây là trường đại học lâu đời thứ hai trên thế giới. Nằm trong trung tâm thành phố thời trung cổ của Oxford, trường đại học bao gồm 44 trường cao đẳng và hội trường, và hơn 100 thư viện, làm cho nó trở thành hệ thống thư viện lớn nhất ở Anh. Tổng số sinh viên khoảng 22.000 người, với hơn 40% là sinh viên quốc tế đến từ cho 140 quốc gia.

Một điều rất thú vị về ngôi trường này đó là Oxford được gọi là “thành phố của những ngọn tháp mơ ước” bởi thành phố Oxford có dân số trẻ nhất trong bất kỳ thành phố nào ở Anh và xứ Wales: gần một phần tư cư dân của nó là sinh viên đại học. Chính điều đó đã mang đến cho Oxford một tiếng vang đáng chú ý.

Là một trường đại học hiện đại, dựa trên nghiên cứu, Oxford có rất nhiều thế mạnh đặc biệt trong ngành khoa học, và gần đây đã đứng số một thế giới về y học. Ngoài ra, Oxford có một mạng lưới cựu sinh viên với hơn 250.000 cá nhân, bao gồm hơn 120 huy chương Olympic, 26 người đoạt giải Nobel, 7 nhà thơ đoạt giải và hơn 30 nhà lãnh đạo thế giới hiện đại (Bill Clinton, Aung San Suu Kyi, Indira Gandhi và 26 Thủ tướng Anh).

Như vậy, Hướng nghiệp GPO đã chia sẻ cho bạn không chỉ tên mà còn cả những thông tin hữu ích về top 10 trường đại học tốt nhất thế giới. Nếu bạn có ước mơ trở thành một trong những ngôi trường trong danh sách này thì ngay từ bây giờ hãy bắt đầu tập trung chuẩn bị cho mình những kiến thức và kỹ năng cần thiết nhé.