Thị trường xuất khẩu lao động Nhật Bản - sự lựa chọn hàng đầu của lao động Nghệ An

Dự đoán tình hình xuất khẩu lao động sang Nhật năm 2024 giai đoạn sắp tới

Khi tiền Yên Nhật Bản sẽ dần tăng trở lại, nhu cầu tuyển dụng lao động Việt Nam tại các công ty xí nghiệp Nhật Bản sẽ lớn hơn để tăng cường nhân lực. Vì vậy, có thể điều kiện xuất khẩu và thủ tục xuất cảnh có thể được nới lỏng. Bên cạnh đó, về thời gian xuất cảnh cũng nhanh hơn, nên những người lao động có nhu cầu đi lao động Nhật Bản trong giai đoạn này được xem là "thời điểm vàng” để có thể sang Nhật sinh sống và làm việc.

Chương trình thực tập sinh sẽ được kéo dài thời gian

Đây được xem là tin đáng mừng đối với người lao động có nguyện vọng muốn sang Nhật Bản sinh sống và làm việc lâu dài. Vì những năm qua chương trình thực tập sinh kỹ năng tại Nhật chỉ có giới hạn thời gian làm việc là 3 năm. Nhưng hiện nay, nếu đáp ứng đủ tất cả điều kiện thì thực tập sinh sau khi kết thúc hợp đồng sẽ có thể quay trở lại Nhật để làm việc.

Ngoài ra, chương trình Visa kỹ năng đặc định mới, thời gian làm việc của thực tập sinh được cấp visa kỹ năng đặc định cũng sẽ được gia hạn lâu dài.

Theo đánh giá của các chuyên gia xuất khẩu lao động (XKLĐ) thì thị trường Nhật Bản đang có sức hút lớn đối với lao động Việt Nam (LĐVN) đặc biệt là trong những tháng cuối năm, khi mà thị trường LĐ trong nước đang chững lại...

Có thể nhìn thấy những mặt được khi đi làm việc tại thị trường Nhật Bản. Người lao động (NLĐ) sẽ không chỉ được nâng cao kiến thức mà họ còn có thu nhập khá với mức lương thấp nhất là 12 triệu đồng/tháng; cao nhất như điều dưỡng viên, hộ lý mức lương có thể lên đến 45 triệu đồng/tháng. Nếu thị trường XKLĐ Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia, Trung Đông… được xem là thị trường để xóa đói giảm nghèo, thì thị trường Nhật Bản là thị trường cao cấp. Thị trường này cũng ưu tiên LĐ nữ.

Theo lãnh đạo Công ty cổ phần Phát triển nguồn nhân lực (LOD), nhờ chăm chỉ, chịu khó, nhanh nhẹn, ý thức chấp hành kỷ luật tốt nên LĐ nữ Việt Nam luôn được ưu tiên. Phía Công ty cổ phần Nhân lực và thương mại Vinaconex còn tiếp nhận được đơn hàng từ các doanh nghiệp Nhật Bản là tuyển cả hai vợ chồng cùng đi làm trong lĩnh vực nông nghiệp tại tỉnh Ibaraki. Điều kiện cũng không quá khắt khe: NLĐ có độ tuổi 25-30 tuổi, tốt nghiệp phổ thông trung học và có 2 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp.

Theo ông Nguyễn Văn Hiệp - Tổng Giám đốc Công ty Vinaconex, sở dĩ có việc tuyển dụng này vì muốn NLĐ toàn tâm toàn ý với công việc. Phía Công ty Vinaconex cũng tiếp tục mở rộng với các đối tác lĩnh vực xây dựng. Trước đó, các doanh nghiệp Nhật Bản đã khảo sát cơ sở đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực xây dựng của công ty. Hiện nay, Công ty Vinaconex đang chờ đơn hàng mới trong lĩnh vực này.

Hiện tại, số thực tập sinh Việt Nam sang làm việc tại nước này gia tăng đáng kể. Trong 11 tháng qua, có 17.000 LĐ sang Nhật Bản làm việc (trung bình mỗi tháng có khoảng 1.700-1.900 NLĐ đi làm việc). Phía Nhật Bản đánh giá tốt về chất lượng LĐVN. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam lo ngại thời điểm cuối năm NLĐ không muốn xa gia đình để đi làm xa, vì vậy sẽ khó có đủ LĐ theo đơn hàng mà đối tác đặt. Trong khi đó, với những đơn hàng tiềm năng, nếu không đáp ứng kịp sẽ mất cơ hội hợp tác. Doanh nghiệp cũng không thể vì thiếu LĐ mà tuyển dụng ồ ạt LĐ kém chất lượng. Vì vậy, dù nhiều đơn hàng, dù khó khăn nhưng doanh nghiệp Việt Nam vẫn rất cẩn trọng để có được những LĐ chất lượng cao.

Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, đây là thời điểm phía Nhật Bản quan tâm đến LĐVN ở mức cao nhất, tăng 160% so với năm 2013. Thực tế, Nhật Bản đã mở cửa rộng hơn với LĐVN sau khi các thỏa thuận liên Chính phủ được ký kết. Cụ thể là bớt khắt khe hơn với các chỉ tiêu tuyển dụng đầu vào, từ chiều cao, trình độ học vấn, ngoại ngữ, tay nghề, thời gian đăng ký xuất cảnh cũng được rút ngắn… để NLĐVN dễ dàng vượt qua các đợt thi tuyển sang làm việc tại nước này. Tuy nhiên, bớt khắt khe không có nghĩa là dễ dãi.

Cơ hội với LĐVN thì nhiều nhưng sẽ là rủi ro lớn nếu chúng ta không đáp ứng đủ và đúng nguồn LĐ. Các doanh nghiệp Việt Nam phải khắt khe trong tuyển dụng, đào tạo để có nguồn LĐ dồi dào, chất lượng tốt thì mới ký đơn hàng với đối tác. Năm 2015, Việt Nam sẽ gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN, vì vậy, việc chuyển dịch LĐ là tất yếu. LĐVN sẽ phải đương đầu với những thách thức cạnh tranh trong thị trường lao động quốc tế. Việc được ưu tiên tuyển dụng sang thị trường tiềm năng và khó tính như Nhật Bản là tín hiệu lạc quan về một tương lai tốt đẹp cho XKLĐ của Việt Nam nhưng rất cần chiến lược tổng thể, dài hạn để đào tạo LĐ có chất lượng.

Nhật Bản thu hút hàng nghìn lao động Việt khi đi xuất khẩu lao động. Bởi lương cơ bản cao, ổn định, chi phí đi xuất khẩu Nhật Bản thấp, chế độ đãi ngộ tốt,

Theo số liệu thống kê của Cục quản lý lao động ngoài nước, trong năm 2018, cả nước ta có hơn 142.860 người tham gia chương trình xuất khẩu lao động. Tùy vào mục đích, nhu cầu và điều kiện của bản thân để chọn cho mình một thị trường việc làm khác nhau. Do đó mà hiện nay, lao động Việt  phân bố ở nhiều quốc gia trên thế giới như: Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Indonesia, Malaysia, Ba Lan, Na Uy,… Riêng thị trường Nhật Bản đã có hơn 68.737 người trở thành thị trường xuất khẩu lao động trọng điểm của Việt Nam không chỉ trong năm 2018 mà cả những năm về sau.

Xuất khẩu lao động Nhật Bản- hành trình thay đổi cuộc sống tốt đẹp hơn

Tình hình xuất khẩu lao động của lao động Việt hiện nay

Việt Nam - một trong những nước được đánh giá là nơi có nguồn nhân lực dồi dào trên thế giới. Tuy nhiên thực trạng thất nghiệp ở nước ta đến nay vẫn chưa có sự chuyển biến tích cực. Khi số lượng người lao động, sinh viên ra trường không có việc làm ngày một tăng cao. Đó chính là lý do vì sao hiện nay, lao động Việt lại có nhu cầu đi ra nước ngoài làm việc nhiều đến vậy. Theo thống kê cho thấy, trong năm 2018, cả nước ta đã có đến hơn 142. 860 lao động xuất cảnh sang các nước, phân bố ở khắp mọi nơi. Cụ thể:

+ Nhật Bản: Hơn 68.737 lao động

+ Thị trường Hàn Quốc : 6.538 lao động

+ Và một số thị trường XKLĐ khác

Ngày càng nhiều lao động đăng ký đi lao động Nhật Bản

Như vậy, con số trên cho chúng ta thấy rằng. Nhật Bản không phải là thị trường lao động duy nhất mà lao động Việt chọn lựa. Mà ngược lại, còn rất nhiều quốc gia khác trên thế giới như: Đài Loan, Hàn Quốc, Ả rập Xê út… cũng là điểm đến của nhiều người. Những quốc gia này cũng rất cần lao động Việt, bởi thế mà họ đã đưa ra nhiều chính sách tiếp nhận lao động ngoài nước khác nhau nhằm thu hút lao động về phía mình.

Tuy nhiên, trong những năm qua, Nhật Bản lại luôn đứng đầu về số lượng lao động Việt tham gia sinh sống, học tập và làm việc ở đây. Để có được điều đó phải kể đến sự quan tâm của chính phủ Nhật Bản đối với người lao động. Thông qua việc điều chỉnh các chính sách, giảm chi phí và nhiều sự thay đổi có lợi khác. Mặt khác, lao động Việt lại luôn có cách riêng trong việc thu hút sự chú ý của phía tuyển dụng. Nhờ vào đức tính cần cù, chịu khó, nhanh nhẹn, tháo vát và cẩn thận của mình.

Mặc dù trong những năm trở lại đây, xuất khẩu lao động sang đất nước Nhật Bản đang là sự lựa chọn của nhiều người lao động. Nhưng những thắc mắc xung quanh việc " Có nên đi xuất khẩu lao động Nhật Bản hay không ?” vẫn còn tồn tại. Dưới đây là một số lý do giúp bạn trả lời câu hỏi đó:

Năm 2019, có nên đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản