Năm 2016, ở tuổi 32, ông Trần Xuân Bách được công nhận chức danh Phó giáo sư ngành Y học - là Phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam thời điểm đó. Năm 2023, sau 7 năm, ở tuổi 39, ông tiếp tục trở thành Giáo sư trẻ nhất Việt Nam.
PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Lan đã có những chia sẻ với PV Báo Sức khỏe và Đời sống về hành trình học tập, nghiên cứu nhiều năm liền của mình.
- Chúc mừng PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Lan! Cảm xúc của bà thế nào khi là một trong 13 nhà khoa học nữ đạt chuẩn chức danh PGS và là nữ PGS trẻ nhất của ngành Y được phong hàm PGS năm nay?
PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Lan: Lời đầu tiên cho phép tôi được gửi lời chào tới các Quý Thầy cô và Quý độc giả của Báo Sức khỏe và Đời sống. Ngày 20/11 vừa mới qua nhưng tôi vẫn xin phép được gửi lời chúc tốt đẹp nhất tới tất cả các thầy cô giáo và các cán bộ làm trong công tác giáo dục.
Khi nhận được quyết định của Bộ GD&ĐT công nhận đạt chuẩn chức danh PGS trong lĩnh vực Y học năm 2024 là lúc tôi đang học tập và công tác tại Trường Đại học Vanderbilt, Hoa Kỳ. Cảm xúc của tôi khi đó thực sự là xúc động và hạnh phúc vì mình đã đạt được một mốc quan trọng trên con đường giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Tôi thầm biết ơn vô cùng các thầy cô đã dìu dắt, giúp đỡ tôi và cảm ơn sự đồng hành của tất cả các thành viên trong nhóm nghiên cứu trong suốt thời gian qua.
Làm khoa học đã khó vì đòi hỏi nhiều điều kiện chủ quan lẫn khách quan song một cán bộ nữ làm khoa học thì lại càng khó khăn gấp nhiều lần. Tuy nhiên, với lòng đam mê, vượt khó, làm việc có khoa học và kế hoạch cụ thể trong một nhóm nghiên cứu mạnh thì tôi nghĩ rằng việc nghiên cứu khoa học không còn là quá khó nữa. Mỗi người trong nhóm nghiên cứu đều phát huy tối đa tính năng động, chia sẻ ý tưởng, tăng cường trao đổi, học hỏi lẫn nhau với các đồng nghiệp trong và ngoài nước là những bí quyết để dẫn đến thành công. Và điều đó thì không phân biệt người làm nghiên cứu là nam hay nữ.
PGS.TS.BS. Nguyễn Thị Ngọc Lan (thứ hai từ trái sang) cùng nhóm nghiên cứu triển khai thí nghiệm.
- Để có được kết quả như hôm nay hẳn bà đã gặp không ít khó khăn và phải nỗ lực rất nhiều. Bà có thể chia sẻ về quá trình phấn đấu của mình trong thời gian vừa qua cùng một vài câu chuyện đáng nhớ của mình?
PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Lan: Cũng như tất cả các thầy các cô được công nhận học hàm PGS và GS của năm nay, tôi cũng có một quá trình phấn đấu liên tục trong công tác giảng dạy cũng như nghiên cứu khoa học để đạt được các tiêu chuẩn PGS của Hội đồng Giáo sư Nhà nước.
Tôi tốt nghiệp bác sĩ đa khoa của Trường Đại học Y Hà Nội năm 2009 với tấm bằng loại Giỏi, tại thời điểm đó tôi đã quyết định xin về công tác ở Bộ môn Hóa sinh của trường. Tôi lần lượt hoàn thành các khóa học đào tạo Thạc sĩ và Tiến sĩ trong lĩnh vực Hóa sinh Y học dưới mái trường Đại học Y Hà Nội. Hoạt động nghiên cứu của tôi được bắt đầu khi tôi còn là sinh viên với đề tài khóa luận tốt nghiệp bác sĩ. Ngay sau khi được tuyển vào Trường Đại học Y Hà Nội, tôi bắt tay ngay làm Thạc sĩ trong lĩnh vực gen di truyền.
Tốt nghiệp thạc sĩ, tôi được GS.TS. Tạ Thành Văn - khi đó là Phó Hiệu trưởng Nhà trường, Phó trưởng Bộ môn Hóa sinh giới thiệu đi học tại Viện công nghệ Kyoto (Nhật Bản) trong 3 tháng. Tại đây, tôi được hòa mình trong môi trường nghiên cứu thực thụ. Các kết quả nghiên cứu tôi thực hiện trong thời gian ở đây đã góp phần quan trọng cho kết quả của nhóm nghiên cứu của lab và giúp tôi xây dựng được định hướng khoa học cho mình sau này.
Dù thời gian ngắn ngủi chỉ 3 tháng song kết quả nghiên cứu của tôi và đồng nghiệp Nhật Bản đã được công bố trên tạp chí chuyên ngành uy tín và tôi là đồng tác giả. Đây cũng là bài báo quốc tế đầu tiên trong sự nghiệp khoa học của tôi. Ngay sau khi về nước tôi tham gia khóa đào tạo nghiên cứu sinh, chuyên ngành Hóa sinh và tham gia đề tài của quỹ Nafosted. Đây cũng chính là đề tài tôi thực hiện để bảo vệ học vị Nghiên cứu sinh.
Năm 2020, tôi được công nhận học vị Tiến sĩ, tại thời điểm đó tôi đã có kinh nghiệm làm nghiên cứu, triển khai nghiên cứu, tổ chức làm việc nhóm, hợp tác với các nhóm nghiên cứu trong và ngoài trường. Học vị Tiến sĩ đối với tôi như một nền tảng ban đầu đưa tôi vào một chặng đường mới của cuộc đời khoa học của mình. Trong suốt thời gian vừa qua, vận dụng những kiến thức và kỹ năng có được, tôi đã triển khai nhóm nghiên cứu theo các hướng nghiên cứu trọng tâm, bám sát nhu cầu thực tế của nền Y học nước nhà với những nguồn lực hiện có để đảm bảo tính thực tiễn và giá trị khoa học. Những gì của tôi đạt được ngày hôm nay thực sự là kết quả của một quá trình phấn đấu của cá nhân và của cả nhóm nghiên cứu. Tôi thực sự biết ơn rất nhiều các Thầy Cô và các bạn đồng nghiệp trong và ngoài nước.
Tôi nghĩ rằng mỗi một nhà khoa học, dù nam hay nữ đều có những thách thức riêng và phải vượt qua. Tôi có một vài kỉ niệm mà khi nhớ lại sẽ giúp tôi thêm động lực để vượt qua những khó khăn trước mắt. Tôi nhớ khi làm đề tài thạc sĩ thì con thứ nhất của tôi bắt đầu học mầm non, bạn ấy rất hay ốm, mỗi khi con ốm tôi lại phải xin nghỉ chăm sóc cháu, vì vậy thời gian nào cháu không ốm tôi thường tranh thủ các thí nghiệm cả buổi trưa để hoàn thành kế hoạch nghiên cứu đã đặt ra.
Rồi thời điểm bắt đầu chắp bút viết đề cương để xin đề tài Nafosted là lúc con thứ 2 của tôi khá nhỏ, cháu hay quấy về đêm, tôi thường viết ban đêm, vừa viết vừa chạy vào dỗ con. Khi làm đề tài Nghiên cứu sinh, lúc này tôi bắt đầu kiêm nhiệm tại Khoa xét nghiệm, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Công việc tại bệnh viện thì vất vả và áp lực liên tục, công việc buổi sáng chỉ kết thúc vào 12h trưa và 13h30 phải quay lại ca làm việc buổi chiều.
Để hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu, tôi và nhóm nghiên cứu thường xuyên phải thực hiện các thí nghiệm xuyên trưa và quay trở lại lab để đọc kết quả vào cuối giờ chiều. Sau này, khi có dịp ra nước ngoài học tập thì tôi thấy các nhà khoa học cũng thường làm việc cả buổi trưa với các hoạt động như working lunch (vừa họp, trao đổi vừa ăn trưa…). Điều này cũng được tôi áp dụng cho nhóm nghiên cứu của mình và tôi thấy khá hiệu quả.
PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Lan cùng đồng nghiệp thảo luận với chuyên gia tại Trường Đại học Vanderbilt, Hoa Kỳ.
- Bà có thể chia sẻ những dự định sau khi được công nhận đạt chuẩn chức danh PGS ngành Y học?
PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Lan: Sau khi được công nhận đạt chuẩn chức danh PGS ngành Y học cũng đồng nghĩa với việc tôi phải xác định và xây dựng các hoạt động nghiên cứu khoa học tương lai chuyên nghiệp và hiệu quả hơn.
Trong đó, việc xây dựng và phát triển nhóm nghiên cứu của mình đồng thời tăng cường hợp tác với các nhóm nghiên cứu mạnh khác trong và ngoài nước theo tôi là yếu tố then chốt để đạt được mục tiêu đề ra. Hiện nay nhóm nghiên cứu của tôi đang hợp tác với PGS.TS. Phạm Thị Vân Anh - Giám đốc Trung tâm dược lý lâm sàng trong lĩnh vực thử nghiệm lâm sàng các thiết bị y tế chẩn đoán IVD. Chúng tôi hiện đang nhận được gần 10 đề xuất nghiên cứu trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, các hợp tác với nhóm Dinh dưỡng và nhóm Nội tiêu hoá để thực hiện các nhiệm vụ khoa học cấp Nhà nước và cấp Bộ trong lĩnh vực gen di truyền cho trẻ béo phì và bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan cũng đang có kế hoạch triển khai trong năm 2025.
PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Lan dành lời khuyên cho các bạn trẻ muốn theo đuổi con đường nghiên cứu khoa học:
"Với những trải nghiệm của mình thì tôi xin phép chia sẻ những suy nghĩ ở góc độ cá nhân, hi vọng bạn trẻ nào đam mê nghiên cứu có thể thấy phù hợp và hữu ích. Trong nghiên cứu khoa học, có đam mê là điều kiện cần để theo đuổi con đường này, tuy nhiên để bước đi vững vàng trên con đường nhiều chông gai này, phải có các điều kiện đủ, đó là chăm chỉ, chịu khó, kiên trì vượt qua các khó khăn trước mắt để đạt mục tiêu lâu dài. Và điều quan trọng là phải có sự định hướng, hỗ trợ của các nhà khoa học có uy tín. Vì vậy việc tham gia vào các nhóm nghiên cứu mạnh của các thầy các cô chính là bước đầu tiên để theo đuổi con đường nghiên cứu khoa học đầy chông gai tuy nhiên cũng có nhiều trái ngọt. Tôi xin chúc các bạn trẻ gặt hái được nhiều thành công!
Một lĩnh vực mới về dịch tễ học di truyền cũng là một hướng phát triển khá mới mẻ mà tôi có cơ hội được tham gia dưới sự hỗ trợ của PGS.TS. Lê Minh Giang và PGS.TS. Trần Thị Thanh Hương - Viện Y học dự phòng và Y tế công cộng. Hiện tôi sắp quay trở về Việt Nam sau khóa tập huấn 3 tháng về lĩnh vực này tại Trường Đại học Vanderbilt, Hoa Kỳ. Đây là lĩnh vực rất hứa hẹn cho các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực di truyền y học và dịch tễ học phân tử.
Song song đó, nhóm nghiên cứu của chúng tôi đang tập trung nghiên cứu về chiết xuất và đánh giá tác dụng của exosome - các túi tiết của tế bào trong các ứng dụng y học. Đây cũng là đề tài cấp Nhà nước mà tôi làm chủ nhiệm đề tài đang chuẩn bị được phê duyệt. Với định hướng này, chúng tôi phối hợp với các nhóm nghiên cứu ở Nhật Bản và Hàn Quốc để trao đổi thông tin và chia sẻ về công nghệ. Hướng nghiên cứu về tế bào, các chế phẩm của tế bào, đặc biệt có nguồn gốc từ tự nhiên là một hướng chuyên sâu mà nhóm chúng tôi đang phối hợp với các chuyên gia của Liên bang Nga.
- Xin cảm ơn những chia sẻ của PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Lan. Chúc bà luôn mạnh khỏe và có nhiều công trình nghiên cứu khoa học được áp dụng vào thực tiễn!
Bộ GD-ĐT ngày 27-12 cho biết Hội đồng Giáo sư nhà nước (HĐGSNN) đã ký Quyết định số 66/QĐ-HĐGSNN công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS đối với 339 nhà giáo. Theo đó, năm 2020 có 39 nhà giáo được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư (GS) và 300 nhà giáo đạt tiêu chuẩn chức danh Phó giáo sư (PGS).
Tiến sĩ Đại học Harvard trở thành GS trẻ nhất năm 2020
GS Lê Anh Vinh, phụ trách Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, tiến sĩ Đại học Harvard, trở thành GS trẻ nhất năm 2020.
GS Lê Anh Vinh sinh năm 1983, là cựu học sinh chuyên toán Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên, từng giành Huy chương Bạc Olympic Toán quốc tế (IMO) năm 2001. Năm 2010, GS Vinh nhận bằng Tiến sĩ của ĐH Harvard (Mỹ). Năm 2013, ông là người trẻ nhất Việt Nam được công nhận chức danh PGS khi 30 tuổi. Năm 2017, ông Lê Anh Vinh được bổ nhiệm Phó Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam (trực thuộc Bộ GD-ĐT). Từ 1-11-2020, ông được giao nhiệm vụ phụ trách Viện Khoa học giáo dục Việt Nam.
Bốn PGS trẻ nhất năm nay (cùng 33 tuổi) là PGS Phạm Chiến Thắng (Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội), ngành Hoá học - Công nghệ thực phẩm; PGS Võ Hoàng Hưng, PGS Lê Minh Triết (ĐH Sài Gòn) - ngành Toán học và PGS Trần Đức Học (Trường ĐH Bách khoa, ĐH Quốc gia TP HCM) - ngành Xây dựng - Kiến trúc.
Báo cáo của Văn phòng HĐGSNN cho hay năm 2020, 87 HĐGS cơ sở có ứng viên đăng ký và nộp hồ sơ xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS với 542 hồ sơ ứng viên, trong đó 77 hồ sơ ứng viên GS, 465 hồ sơ ứng viên PGS.
Sau khi xét tại các Hội đồng cơ sở, HĐGS ngành, liên ngành, kết quả đề nghị xét tại HĐGSNN là 357 ứng viên, trong đó có 40 ứng viên GS, 317 ứng viên PGS. Văn phòng HĐGSNN đã phối hợp các đơn vị chức năng của Bộ GD-ĐT và Thường trực các HĐGS ngành, liên ngành kiểm tra, rà soát minh chứng của toàn bộ hồ sơ ứng viên, báo cáo Thường trực HĐGSNN trước khi trình HĐGSNN xét và công nhận.
Bộ trưởng Bộ GDĐT, Chủ tịch Hội đồng GSNN nhiệm kỳ 2018-2023 Phùng Xuân Nhạ chủ trì phiên họp tiến hành bỏ phiếu ứng viên đủ điều kiện được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2020. Ảnh: Bộ GD-ĐT
Sau rà soát, số ứng viên chính thức được xét tại Hội đồng GS nhà nước là 343 ứng viên, trong đó có 39 ứng viên GS và 304 ứng viên PGS.
Tiếp đó, Hội đồng GS nhà nước đã dành một ngày thảo luận công khai hồ sơ từng ứng viên, bầu ban kiểm phiếu và tiến hành bỏ phiếu đối với kết quả xét của Hội đồng GS ngành, liên ngành và danh sách ứng viên đủ điều kiện được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS.
Kết quả số ứng viên đạt đủ số phiếu tín nhiệm theo quy định là 339 ứng viên, trong đó 39 ứng viên GS, 300 ứng viên PGS. Tỷ lệ đạt so với tổng số ứng viên đăng ký nộp hồ sơ tại các Hội đồng GS cơ sở cho đến thời điểm này là 62,55% (trong đó tỷ lệ đạt của ứng viên GS là 50,65%, ứng viên PGS là 64,52%).
Chủ tịch HĐGSNN đã ký Quyết định số 66/QĐ-HĐGSNN ngày 23-12-2020 công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS đối với 339 nhà giáo.