Kết hợp giữa phát triển nông nghiệp và bảo vệ môi trường, nông nghiệp xanh mang đến một phương pháp tiếp cận mới, đem lại nhiều lợi ích đáng kể cho cả con người và hệ sinh thái. Bài viết này của FPT IS sẽ đi sâu vào tìm hiểu thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển nhằm hướng tới một tương lai bền vững cho ngành nông nghiệp tại Việt Nam.
Thực trạng phát triển nông nghiệp xanh hiện nay
Trên thế giới, tăng trưởng xanh và nông nghiệp xanh đã trở thành xu hướng chủ đạo. Nhiều cơ chế, chính sách đã được ban hành, như Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022, khẳng định vai trò quan trọng của nền nông nghiệp hữu cơ và tuần hoàn, đáp ứng nhu cầu thị trường.
Quyết định số 150/QĐ-TTg ngày 28/1/2022 phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, đặt mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, năng suất, chất lượng và bền vững.
Tháng 9/2022, kế hoạch hành động thực hiện chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh được phê duyệt, hướng tới phát triển nông nghiệp sinh thái, tuần hoàn và phát thải carbon thấp.
Quyết định số 885/QĐ-TTg ngày 23/6/2020 phê duyệt đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020-2030, với mục tiêu phát triển nền nông nghiệp hữu cơ có giá trị gia tăng cao, bền vững, thân thiện với môi trường, phù hợp tiêu chuẩn quốc tế, đưa Việt Nam ngang tầm các nước tiên tiến trên thế giới.
Với các chính sách nêu trên, mô hình nông nghiệp xanh tại Việt Nam ngày càng thu hút sự quan tâm của nông dân. Ở nhiều địa phương, nhiều mô hình đang chuyển đổi sang phát triển nông nghiệp xanh và sinh thái, theo xu hướng thị trường toàn cầu và giúp giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.
Nhiều địa phương, doanh nghiệp, và hợp tác xã đã nâng cao nhận thức cho nông dân về quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo “4 đúng,” giảm lượng phân bón vô cơ, và áp dụng tiến bộ kỹ thuật như “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm” hay kỹ thuật tưới nông – lộ – phơi.
Các giải pháp trên đã giúp tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất và ô nhiễm môi trường. Mô hình lúa-tôm và lúa-cá ở Đồng bằng sông Cửu Long là ví dụ điển hình, giúp giảm phát thải khí nhà kính và xây dựng nền nông nghiệp bền vững.
Trong chăn nuôi, việc xử lý chất thải và tận dụng phụ phẩm nông nghiệp theo kinh tế tuần hoàn đang được áp dụng. Công ty Cổ phần T&T 159 Hòa Bình thu mua phụ phẩm nông nghiệp để sản xuất thức ăn chăn nuôi và đệm sinh học, giảm thiểu ô nhiễm và tăng thu nhập.
Nông nghiệp hữu cơ cũng phát triển mạnh mẽ, với diện tích canh tác hữu cơ tăng từ 77.000 hecta năm 2016 lên khoảng 240.000 hecta năm 2022, lan tỏa rộng rãi tại 59/63 tỉnh, thành phố.
Nhờ triển khai nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp xanh, sạch, sản phẩm nông nghiệp Việt Nam ngày càng được tiêu thụ mạnh mẽ trong nước và xuất khẩu sang 180 nước, bao gồm Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, và nhiều quốc gia khác.
Xem thêm: Net zero là gì? Tầm quan trọng của phát thải ròng bằng 0
Tăng cường năng suất và thu nhập nông dân
Phân bón hữu cơ chứa các vi sinh vật có lợi, kết hợp với kỹ thuật canh tác thông minh và công nghệ hiện đại, giúp tăng cường năng suất cây trồng. Điều này mang lại cơ hội kinh doanh lớn và tiếp cận thị trường cho nông dân. Từ đó tăng thu nhập và đảm bảo cuộc sống ổn định cho người trồng trọt và chăn nuôi.
Mô hình này còn khuyến khích các hoạt động tái chế, chế biến và gia công nông sản để tạo ra giá trị gia tăng. Điều này không chỉ giúp nông dân tăng thu nhập mà còn tạo ra việc làm trong lĩnh vực nông nghiệp, góp phần phát triển kinh tế và giảm nghèo.
Hệ sinh thái số của FPT IS thúc đẩy nông nghiệp bền vững – nông nghiệp tuần hoàn
Hiện nay, nông nghiệp Việt Nam đang dần chuyển đổi sang mô hình sản xuất mới để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng và tiêu dùng xanh. Nông nghiệp xanh nhằm nâng cao tính cạnh tranh của nông sản, cải thiện chất lượng cuộc sống của nông dân, bảo vệ tài nguyên và hệ sinh thái nông nghiệp.
Để thúc đẩy nông nghiệp xanh và bền vững, công tác kiểm kê khí nhà kính là bước khởi đầu quan trọng, góp phần thúc đẩy dự án xanh, tạo ra chứng chỉ xanh để hàng hoá trong nước có thể vượt qua các cơ chế như thuế carbon, cũng như có cơ hội xâm nhập vào các chuỗi cung ứng xanh của thế giới
FPT IS đã nghiên cứu và phát triển giải pháp kiểm kê khí nhà kính đầu tiên tại Việt Nam – VertZéro. Giải pháp giúp số hóa toàn diện quy trình thu thập dữ liệu môi trường, tính toán, quản lý, tạo báo cáo khí thải, đáp ứng các khung tiêu chuẩn toàn cầu về báo cáo phát thải, loại bỏ khí nhà kính như ISO 14064-1, GHG Protocol và các tiêu chuẩn khác.
FPT IS đang tích cực hợp tác, kết nối cùng đối tác chuyển đổi xanh hàng đầu, tiêu biểu như Carbon EX (nền tảng giao dịch tín chỉ carbon Nhật Bản), Faeger (Công ty phát triển nông nghiệp định hướng khử carbon Nhật Bản)…, qua đó chia sẻ kinh nghiệm triển khai và mở rộng dự án xanh giữa Việt Nam và quốc tế.
Đồng thời, để tối đa hóa nguồn tài trợ và cơ hội kinh doanh xuyên biên giới, FPT IS cũng đã phát triển Hệ sinh thái tài chính số – TradeFlat. Giải pháp này cung cấp nền tảng giao dịch toàn trình (end-to-end), hỗ trợ trọn vẹn bài toán về tài trợ vốn lưu động cho doanh nghiệp nông nghiệp từ khâu nhập nguyên liệu đến phân phối sản phẩm trong nước và giao dịch thương mại quốc tế.
TradeFlat hợp tác với các ngân hàng thương mại hàng đầu tại Việt Nam để triển khai các chương trình tài trợ vốn hiệu quả cho chuỗi cung ứng nông nghiệp nội địa. Đồng thời, hợp tác với các nền tảng quốc gia của Nhật Bản, New Zealand và một số quốc gia khác, giúp giảm thời gian giao dịch quốc tế từ 7-10 ngày xuống còn 0,5-1 ngày.
FPT IS mong muốn đồng hành cùng các cơ quan chuyên môn của Bộ trong việc áp dụng công nghệ số vào kiểm kê khí nhà kính và quản lý giảm phát thải, hướng tới xây dựng nền nông nghiệp bền vững.
Nông nghiệp xanh là một giải pháp cấp thiết để đảm bảo sự bền vững cho nền nông nghiệp toàn cầu. Việc áp dụng các phương pháp canh tác thân thiện với môi trường, công nghệ hiện đại,… sẽ giúp nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Vui lòng liên hệ với FPT IS TẠI ĐÂY để cùng đồng hành trong hành trình hướng đến nông nghiệp bền vững.
Tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26), Việt Nam đã cam kết mạnh mẽ với cộng đồng quốc tế về việc đưa mức phát thải ròng về “0” vào năm 2050. Với trách nhiệm giảm phát thải để góp phần giảm nhẹ biến đổi khí hậu toàn cầu, hướng tới nền kinh tế xanh, nông nghiệp Việt Nam đang từng bước chuyển đổi mô hình sản xuất đáp ứng xu thế tăng trưởng xanh, tiêu dùng xanh.
Dần chuyển đổi sang nông nghiệp xanh, phát thải thấp Nông nghiệp xanh là nền nông nghiệp sản xuất áp dụng đồng bộ các quy trình, công nghệ sử dụng hợp lý, tiết kiệm vật tư đầu vào cho sản xuất, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Nông nghiệp xanh hướng đến nâng cao tính cạnh tranh của nông sản, phát triển công nghệ xử lý và tái sử dụng phụ phẩm, phế thải, ổn định kinh tế và giúp cho người nông dân có chất lượng cuộc sống tốt hơn, bảo vệ các nguồn tài nguyên và hệ sinh thái nông nghiệp.… đảm bảo nông nghiệp bền vững trên cả trụ cột kinh tế-xã hội và môi trường.
Với nỗ lực xây dựng nền kinh tế xanh, giảm phát thải cũng như thực thi các cam kết, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều chiến lược như Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050; Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050… Tất cả đều hướng đến thúc đẩy nền nông nghiệp thân thiện với môi trường, cac-bon thấp, thích ứng với biến đổi khí hậu. Tại Việt Nam, mô hình nông nghiệp xanh đang ngày càng được người nông dân quan tâm. Tại nhiều địa phương, nhiều mô hình đã và đang trong quá trình chuyển đổi phát triển nông nghiệp xanh, sinh thái theo xu hướng thị trường thế giới cũng như giúp giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Nhiều địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã đã nâng cao về nhận thức cho nông dân trong việc giảm lượng giống gieo sạ, quản lý dịch hại tổng hợp IPM, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo“4 đúng,” giảm lượng phân bón vô cơ, đi đôi với nhiều tiến bộ kỹ thuật như "3 giảm 3 tăng," "1 phải 5 giảm," kỹ thuật tưới nông-lộ- phơi... Những giải pháp, quy trình kỹ thuật đồng bộ này đã và đang mang lại nhiều lợi ích trong thực tiễn, giúp tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất và giảm gây ô nhiễm môi trường. Những nghiên cứu đã chỉ ra, ruộng lúa bị ngập nước càng lâu thì lượng khí methane sinh ra càng nhiều. Các ruộng lúa được áp dụng kỹ thuật tưới nông-lộ-phơi giúp giảm khoảng 3,5 lần lượng phát thải khí nhà kính so với các ruộng lúa để ngập nước suốt cả vụ. Hay mô hình lúa-tôm, lúa-cá… là một trong những mô hình điển hình về thích nghi với biến đổi khí hậu của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long không chỉ nâng cao giá trị cho sản xuất, mà còn giúp giải quyết vấn đề giảm phát thải khí nhà kính, xây dựng nền nông nghiệp xanh, bền vững. Đây chính là những hướng đi mới phù hợp với thị trường hiện nay bởi trên thị trường thế giới, nhiều quốc gia đã khuyến khích, ưu tiên nhập khẩu các sản phẩm sinh thái, sản phẩm hữu cơ. Người tiêu dùng EU sẵn sàng trả giá cao cho các sản phẩm nông nghiệp bền vững. Trong chăn nuôi, việc xử lý chất thải, tận dụng phụ phẩm nông nghiệp theo hình thức dựng kinh tế tuần hoàn đang được áp dụng với những quy mô khác nhau. Cùng với các công trình khí sinh học, ngành chăn nuôi đang đẩy mạnh hướng dẫn nông dân thu gom chất thải vật nuôi để nuôi trùn quế, ruồi lính đen… tạo nguồn protein làm thức ăn cho vật nuôi trong bối cảnh giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, vừa chuyển hóa chất thải thành phân bón hữu cơ, giảm tác hại đến môi trường. Điển hình như trong chăn nuôi bò của Công ty cổ phần T&T 159 Hòa Bình, để tạo nguồn thức ăn, đơn vị thu mua toàn bộ phụ phẩm nông nghiệp: thân cây ngô, rơm, đậu lạc…. sản xuất thành thức ăn chăn nuôi. Tận thu các phế phẩm của ngành sản xuất gỗ như: dăm, bào, mùn cưa… sản xuất thành đệm sinh học. Thức ăn của vi sinh vật trong đệm sinh học chính là chất thải của bò. Việc chuyển hóa này sẽ giúp chuồng trại không có mùi hôi, luôn sạch sẽ. Đặc biệt, nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ sẽ tái chế các đệm sinh học này và đây cũng là nguồn thu có ý nghĩa nhất định trong thu nhập của doanh nghiệp. Cách làm trên đang được Công ty cổ phần T&T 159 Hòa Bình và Hội đồng Doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam cùng nông dân, trang trại cho đến các doanh nghiệp lớn lan tỏa để xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp tuần hoàn. Nhờ triển khai nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp xanh, sạch nên sản phẩm nông nghiệp, thủy sản sạch, truy xuất được nguồn gốc đã chiếm tỷ trọng ngày càng lớn. Điều tra công bố năm 2020 của Tổ chức Nông nghiệp Quốc tế cho biết, sản phẩm nông nghiệp hữu cơ Việt Nam được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu sang 180 nước trên thế giới, bao gồm: Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Trung Quốc, Nhật, Đức, Anh, Hàn Quốc, Nga, Singapore, Pháp, Bỉ, Hà Lan, Italy… Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), để hội nhập trong kinh tế nông nghiệp, Việt Nam cần có những bước đi táo bạo và có tầm nhìn để chuyển đổi sang hệ thống lương thực thực phẩm xanh, ít phát thải và bền vững. Nông nghiệp carbon thấp là một trong những ưu tiên hàng đầu nhằm góp phần thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26 là đạt mức phát thải carbon bằng 0 vào năm 2050. Bộ NN&PTNT đang định hướng xây dựng những chính sách quản lý sử dụng tài nguyên hướng thân thiện với môi trường, nhấn mạnh vào 2 ngành có lượng thải carbon lớn của Việt Nam là chăn nuôi và trồng lúa.