--Địa Điểm--Gành Hào 1Gành Hào 2Café Mũi Đá

Bắt đầu với những nhiệm vụ đơn giản

Điều này tất nhiên phụ thuộc vào độ tuổi của con. Bạn có thể yêu cầu trẻ 3 tuổi cất tất cả đồ chơi của mình, đặt chúng vào thùng đồ chơi hàng ngày sau khi đã chơi xong.

Những công việc dễ dàng khác giúp con có thói quen chia sẻ việc nhà bao gồm: giúp rửa xe, tưới cây hoặc bỏ quần áo bẩn vào giỏ.

Những đứa trẻ lớn hơn có thể giúp làm các công việc như dọn giường, thu gom rác quanh nhà, cất dọn đồ dùng cá nhân hoặc giúp người lớn nấu ăn.

Giám sát và làm việc theo nhóm rất quan trọng để đảm bảo an toàn cho trẻ em và chắc chắn rằng chúng hoàn thành nhiệm vụ được giao. (Ảnh: ITN).

Giám sát và làm việc theo nhóm rất quan trọng để đảm bảo an toàn cho trẻ em và chắc chắn rằng chúng hoàn thành nhiệm vụ được giao. Theo dõi chặt chẽ tiến độ và can thiệp để hướng dẫn trong trường hợp cần thiết, nhưng đừng tự mình thực hiện công việc.

Cố gắng hết sức để làm cho công việc nhà trở nên thú vị hoặc biến chúng thành một trò chơi. Bạn có thể mở những bản nhạc mà con yêu thích và nhảy múa trong khi dọn dẹp nhà cửa.

Cân nhắc việc sử dụng hệ thống khen thưởng để cho con biết bạn tự hào như thế nào về khi thấy chúng giúp đỡ việc nhà.

Đưa ra một số ưu đãi phù hợp với lứa tuổi mà con có thể chọn vào cuối tuần. Ví dụ, cho phép con thức thêm 30 phút vào ban đêm, chọn món ăn cho bữa sáng hoặc đi xem phim với bạn bè vào buổi tối. Một ý tưởng khác là cho con một chút tiền tiêu vặt khi hoàn thành công việc nhà.

Hỗ trợ con tham gia vào công việc gia đình bằng cách khuyến khích và bày tỏ lòng biết ơn, thay vì khen ngợi. Hãy thử nói: “Con xem này, con đang làm việc chăm chỉ. Cảm ơn con, con đang giúp bố/mẹ tiết kiệm rất nhiều thời gian.”

Đừng yêu cầu con giúp việc nhà khi chúng quá mệt mỏi, đặc biệt nếu chúng bị ốm hoặc đang đói. Hãy đợi cho đến khi trẻ ăn sáng, nghỉ ngơi đầy đủ hoặc sau khi trẻ đã làm xong mọi bài tập ở trường. Trẻ sẽ làm việc hiệu quả hơn và có động lực hơn để hoàn thành những gì được yêu cầu.

Tạo lịch làm việc nhà để con kiểm tra hàng ngày khi hoàn thành công việc. Vào cuối tháng, bạn có thể thưởng cho con những điều gì đó chẳng hạn như dành một buổi chiều ở công viên, đưa con đi xem phim hoặc đi tắm biển.

Sẽ mất một thời gian để dạy con chịu trách nhiệm nhiều hơn trong nhà và mục tiêu cuối cùng của bạn là thiết lập một thói quen cho con.

Tránh phản ứng tiêu cực với chất lượng công việc mà trẻ đang làm. Trẻ nhỏ có thể chỉ tập trung vào một nhiệm vụ trong vài phút và nhanh chóng bị phân tâm.

Hãy đưa ra những hướng dẫn cụ thể và chia công việc thành những nhiệm vụ nhỏ để trẻ dễ đạt được thành công.

Nếu bạn cảm thấy con cần được nghỉ ngơi, hãy làm điều đó một cách yêu thương và khuyến khích bằng câu nói: “”Bố/mẹ biết con có thể làm được! Hãy tiếp tục hoàn thành công việc và sau đó chúng ta có thể chơi.”

Kết hợp dạy trẻ kỹ năng khi làm việc nhà

Việc nhà không nhất thiết chỉ liên quan đến lao động chân tay. Cả nhà hãy thử đếm hoặc hát cùng nhau trong khi cùng dọn dẹp, đặt đồng hồ bấm giờ để dạy trẻ ý thức về thời gian khi hoàn thành một nhiệm vụ nhất định.

Ngày 16/7, Cục Thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, Chi cục Thuế khu vực Vũng Tàu – Côn Đảo vừa có Thông báo số 7548/TBXC-CCTKV và số 7548/1/TBXC-CCTKV ngày 12/7/2024 gửi Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) về việc tạm hoãn xuất cảnh đối với Giám đốc Công ty TNHH MTV Nhà hàng khách sạn du lịch Eo Biển Xanh và Giám đốc Công ty TNHH Nhà hàng Khách sạn Gành Hào.

Theo đó, bà Phan Thị Hiền – Giám đốc Công ty TNHH MTV Nhà hàng khách sạn du lịch Eo Biển Xanh bị tạm hoãn xuất cảnh từ ngày 12/7 đến khi tiền thuế nợ được nộp đủ vào ngân sách nhà nước. Doanh nghiệp này có trụ sở tại số 33-35 Trần Phú, phường 5, TP. Vũng Tàu, Bà Rịa - Vũng Tàu.

Lý do tạm hoãn xuất cảnh vì bà Phan Thị Hiền chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. Chi cục Thuế khu vực Vũng Tàu - Côn Đảo đã ban hành Thông báo số 6266/2/TB-CCTKV ngày 18/6/2024 về việc người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký, công văn số 7479/CCTKV-KTr1 ngày 12/7/2024 về việc cảnh báo doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro cao về thuế và hóa đơn.

Ngoài ra, Công ty TNHH MTV Nhà hàng khách sạn du lịch Eo Biển Xanh đã xuất hóa đơn nhưng không kê khai thuế với doanh thu chưa thuế GTTGT là hơn 4,4 tỷ đồng.

Tương tự, bà Trần Thị Hồng Kiều - Giám đốc Công ty TNHH Nhà hàng Khách sạn Gành Hào bị tạm hoãn xuất cảnh từ ngày 12/7 đến khi tiền thuế nợ được nộp đủ vào ngân sách nhà nước. Doanh nghiệp này có trụ sở tại số 3 Đường Trần Phú, phường 5, TP. Vũng Tàu, Bà Rịa - Vũng Tàu.

Lý do tạm hoãn xuất cảnh vì bà Trần Thị Hồng Kiều chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. Chi cục Thuế khu vực Vũng Tàu - Côn Đảo đã ban hành Thông báo số 4029/TB-CCTKV ngày 3/5/2024 về việc người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký, công văn số 7480/CCTKV-KTr1 ngày 12/7/2024 về việc cảnh báo doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro cao về thuế và hóa đơn.

Ngoài ra, Công ty TNHH Nhà hàng Khách sạn Gành Hào đã xuất hóa đơn nhưng không kê khai thuế với doanh thu chưa thuế GTTGT là hơn 12 triệu đồng.

Được biết, Công ty TNHH MTV Nhà hàng khách sạn du lịch Eo Biển Xanh được thành lập ngày 1/8/2023, có ngành nghề kinh doanh chính là Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động (không bao gồm kinh doanh quán bar, phòng karaoke, vũ trường).

Còn Công ty TNHH Nhà hàng Khách sạn Gành Hào thành lập ngày 2/1/2024 với ngành nghề kinh doanh chính là Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động.

Công ty cổ phần du lịch Việt Nam VNTravel

Văn phòng Hà Nội: Tầng 11, Tòa Peakview, 36 Hoàng Cầu, Đống Đa

Văn phòng HCM: Tầng 6, Tòa Nhà Central Park, 117 Nguyễn Du, Q.1

Mytour Store: 168 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội

Nhà Văn hóa Thanh niên - tự hào

Nhà Văn hóa Thanh niên - tự hào mà thân quen

 

Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM, nơi đã nuôi dưỡng, chắp cánh ước mơ cho bao thế hệ thanh niên thành phố mang tên Bác, đang kỷ niệm 33 năm ngày thành lập (4/9/1975 - 4/9/2008). Kế tục truyền thống, bước vào tuổi 34, Nhà văn hóa Thanh niên đang có nhiều nỗ lực trong việc đổi mới nội dung, đa dạng hóa phương thức hoạt động để trở thành điểm đến không thể thiếu của thanh niên thành phố.

 

Trụ sở số 4 Phạm Ngọc Thạch của Nhà văn hóa Thanh niên hiện nay từng là trụ sở số 4 Duy Tân nổi tiếng của Tổng hội Sinh viên, Tổng đoàn học sinh, Hội đồng đại diện sinh viên Sài Gòn trước đây. Trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, nơi đây là điểm hội tụ của 5 cánh quân Thành Đoàn. Sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, tháng 9/1975, Ban Thường vụ Thành Đoàn quyết định chọn số 4 Duy Tân làm Câu lạc bộ Thanh niên, đến năm 1979 nâng cấp thành Nhà văn hóa Thanh niên.

 

Kế tục truyền thống hào hùng của tuổi trẻ thành phố, trong 33 năm qua, Nhà văn hóa Thanh niên đã không ngừng nỗ lực, tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, giao lưu, rèn luyện kỹ năng cho thanh niên. Chính từ ngôi nhà chung rất đỗi tự hào mà thân quen này, nhiều hạt giống đã được ươm mầm tài năng, được chắp cánh để trở thành những người có nhiều đóng góp cho thành phố và đất nước.

 

Phát biểu tại lễ kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Nhà văn hóa Thanh niên, chị Phạm Phương Thảo - Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố, nguyên Bí thư Thành Đoàn, nhấn mạnh: “Xuất thân từ Thành Đoàn, từng trải qua những nhiệm vụ gắn liền với sự nghiệp giáo dục thanh thiếu nhi thành phố, cùng với các thế hệ cán bộ Đoàn và đoàn viên, thanh niên thành phố, Nhà văn hóa Thanh niên hiện diện trong tôi với đầy đủ sự thân thương, gần gũi, và trên hết là niềm tự hào về một ngôi nhà chung - cái nôi văn hóa của những tháng năm tuổi trẻ đầy sôi nổi, nhiệt huyết. Từ đây, nhiều hạt giống trên các lĩnh vực học tập, công tác đã được phát hiện, ươm mầm, trở thành những tài năng trẻ tỏa đi khắp mọi miền, tham gia vào mọi lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội, đóng góp trí tuệ và nhiệt huyết sức trẻ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Đảng bộ, chính quyền và dân thành phố tự hào là địa phương có Nhà văn hóa riêng cho thanh niên, với hoạt động đa dạng, hiệu quả. Thanh niên thành phố tự hào có một ngôi nhà chung, điểm hẹn thân quen để tìm đến, và trưởng thành từ đây, mang theo hành trang nhiều ước mơ và khát vọng”.

 

Nói về Nhà văn hóa Thanh niên, anh Tất Thành Cang - Thành ủy viên, Bí Thư Thành Đoàn TP.HCM, chia sẻ: “Cảm nhận của tôi về Nhà văn hóa Thanh niên là một cái gì đó rất tự hào, thân quen vì nó gắn với những kỷ niệm của tôi từ khi còn sinh hoạt Đội, dự đại hội Cháu Ngoan Bác Hồ cho đến cả quãng đời thanh niên của tôi. Hình ảnh sinh động của Nhà văn hóa Thanh niên bao giờ cũng gợi lên trong tôi về những anh chị lãnh đạo Thành Đoàn, lãnh đạo Nhà văn hóa Thanh niên, thể hiện tình cảm và trách nhiệm của nhiều thế hệ cán bộ Đoàn luôn dõi bước theo từng hoạt động, hỗ trợ hết mình cho sự phát triển của Nhà văn hóa Thanh niên, cái nôi văn hóa, nghệ thuật, nơi đáp ứng phần lớn nhu cầu học tập, vui chơi giải trí của thanh niên thành phố…”.

 

Số 4 Duy Tân - Điểm hẹn lịch sử

 

Đồng chí Nguyễn Văn Linh cắt băng khánh thành bia truyền thống "4 Duy Tân - Trung tâm đấu tranh công khai của tuổi trẻ thành phố thời đánh Mỹ"

Trong giai đoạn 1963 - 1975, trụ sở số 4 Duy Tân là trụ sở hoạt động của những tổ chức công khai do Thành Ðoàn lãnh đạo: Tổng đoàn học sinh Saigon, Tổng hội sinh viên Saigon, Hội đồng đại diện sinh viên Saigon, Hội sinh viên sáng tác, Ðoàn văn nghệ học sinh - sinh viên Saigon, Ban tổ chức đêm văn nghệ mừng Tết Quang Trung năm 1968.

 

Trưa ngày 30/4/1975, các mũi tiến công và năm cánh quân khởi nghĩa ở nội thành của Thành đoàn đã vào tiếp quản số nhà 4 Duy Tân. Lời hẹn gặp nhau ở 4 Duy Tân của các cánh quân Thành đoàn, các chiến sĩ của phong trào, những người con yêu của thành phố, vừa từ nhà tù, từ rừng sâu, từ những nơi trú ẩn bí mật đã kéo về đây.

 

Sáng ngày 1/5/1975, các đồng chí lãnh đạo Thành đoàn đã họp phiên đầu tiên. Trụ sở Tổng Hội Sinh Viên số 4 Duy Tân đã trở thành trụ sở Ðoàn trong những ngày đầu giải phóng.

 

Tháng 9/1975, Ban thường vụ Thành Ðoàn đã quyết định chọn số 4 Duy Tân làm Câu lạc bộ Thanh niên.

 

Ngày 15/8/1979, Câu lạc bộ Thanh niên được quyết định nâng cấp thành Nhà văn hóa Thanh Niên. Tiếp tục kế thừa truyền thống của 4 Duy Tân, Nhà văn hóa Thanh Niên là nơi diễn ra các hoạt động Ðoàn, hoạt động Văn hóa thể thao-khoa học kỹ thuật, công tác xã hội phục vụ nhu cầu học tập, vui chơi giải trí cho thanh niên.

 

Ngày 26/3/1985, Ban Thường vụ Thành đoàn đã ra quyết định số 79/TV/85 đặt bia truyền thống kỷ niệm tại 4 Duy Tân với nội dung "4 Duy Tân Trung tâm đấu tranh công khai của tuổi trẻ thành phố thời đánh Mỹ" và xếp địa điểm 4 Duy Tân vào loại lịch sử truyền thống của Ðoàn Thanh niên thành phố và đề nghị nhà nước công nhận và xếp hạng. Ðồng chí Nguyễn Văn Linh, lúc đó là bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh đã đến dự và cắt băng khánh thành bia truyền thống này.

 

 

Trong 33 năm qua, Nhà văn hóa Thanh niên đã thu hút hàng chục triệu lượt thanh niên đến tham gia sinh hoạt, học tập, vui chơi giải trí. Hiện nay, Nhà văn hóa Thanh niên được tổ chức thành ba khối với tám phòng chức năng. Khối hoạt động bao gồm Phòng Văn hóa - Nghệ thuật, phòng Khoa học - Giáo dục, Phòng Thể dục thể thao - Kỹ năng thực hành xã hội. Khối đào tạo và dịch vụ gồm Phòng Đào tạo, Phòng Khai thác dịch vụ và Tổ chức sự kiện. Khối đảm bảo gồm các Phòng Tổ chức - Hành chính, Phòng Tài chính - Kế toán, phòng Quản trị. Bên cạnh đó, Nhà văn hóa Thanh niên hiện có website www.nvhtn.org.vn và một tờ tin nội bộ; Trường ngoại ngữ thanh niên tại trụ sở số 4 Phạm Ngọc Thạch và một chi nhánh tại Quận Đoàn Phú Nhuận, với 2.000 học viên theo học mỗi khóa.

 

Hoạt động đào tạo là một trong những thế mạnh của Nhà văn hóa Thanh niên, hiện nay được mở rộng tại nhiều cơ sở: Trung tâm văn hóa thể thao thanh thiếu niên miền Nam; trung tâm dạy nghề Phú Nhuận; trường kỹ thuật nghiệp vụ kỹ thuật số 2 Biên Hòa. Nội dung đào tạo đa dạng, từ kỹ năng đến năng khiếu, trong đó chú trọng đến kỹ năng ứng dụng nghệ thuật, kỹ năng thực hành xã hội, các bộ môn văn hóa nghệ thuật… với đội ngũ giảng viên giỏi chuyên môn, có uy tín phụ trách đào tạo đến từ nhiều trường đại học.

 

Diễn đàn: “Thanh niên với nếp sống đô thị” tại hành lang NVH Thanh niên

Đặc biệt, Nhà văn hóa Thanh niên hiện là nơi sinh hoạt của hơn 30 câu lạc bộ, đội, nhóm, thu hút hàng ngàn hội viên đến tham gia sinh hoạt. Nội dung sinh hoạt của các câu lạc bộ, đội, nhóm trải rộng trên nhiều lĩnh vực, nổi bật là câu lạc bộ Lý luận trẻ, câu lạc bộ Dẫn chương trình, câu lạc bộ Tuổi trẻ về nguồn… Bên cạnh việc tổ chức hoạt động chuyên môn, sở thích, các câu lạc bộ, đội nhóm Nhà văn hóa Thanh niên cón tích cực tham gia các hoạt động xã hội như hiến máu nhân đạo, diễn văn nghệ và phát quà cho bà con ở các nơi vùng sâu vùng xa…

 

Cùng với việc tổ chức các hoạt động thường xuyên thu hút và đáp ứng nhu cầu học tập, rèn luyện, vui chơi giải trí lành mạnh của thanh niên, Nhà văn hóa Thanh niên còn là địa điểm sinh hoạt chính trị lớn của thanh niên thành phố. Nhiều sự kiện chính trị trọng đại của Đoàn và thanh niên thành phố diễn ra tại đây như các kỳ đại hội Đoàn thành phố, tổ chức liên hoan thanh niên tiên tiến miền Đông Nam bộ, các chương trình giao lưu văn hóa thanh niên quốc tế. đặc biệt trong năm 2008, Nhà văn hóa Thanh niên đang tổ chức cuộc vận động sưu tầm, tuyển chọn và giới thiệu Sử ca Việt Nam gây được tiếng vang lớn.

 

Bước vào tuổi 34, Nhà văn hóa Thanh niên đang có nhiều nỗ lực trong việc đổi mới nội dung, đa dạng hóa phương thức hoạt động để trở thành điểm đến không thể thiếu của thanh niên thành phố. Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh TP.HCM lần thứ VIII (2007 - 2012) xác định việc xây dựng Nhà văn hóa Thanh niên là một trong tám công trình trọng điểm. Theo dó, Nhà văn hóa Thanh niên sẽ được đầu tư xây dựng để trở thành địa điểm sinh hoạt văn hóa, khoa học công nghệ hiện đại của thanh niên, đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí lành mạnh, giúp thanh niên rèn luyện các kỹ năng thực hành xã hội, xây dựng nếp sống văn minh đô thị, triển khai các hoạt động học tập, nghiên cứu, văn hóa xã hội, khoa học công nghệ, giao lưu quốc tế thanh niên, hỗ trợ thanh niên hội nhập kinh tế quốc tế.

 

MINH HÙNG

Trường THPT Mỹ Hào được thành lập tháng 9 năm 1961, tiền thân là Trường cấp 3 Yên Mỹ và cấp 3 Bần Yên Nhân. Khi mới thành lập, trường tiếp nhận học sinh ở các huyện phía Bắc Hưng Yên...

Bùi Quang Huy Cựu học sinh khóa đầu tiên của Trường THPT Mỹ Hào,  Nguyên Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hưng Yên

Trường THPT Mỹ Hào được thành lập tháng 9 năm 1961, tiền thân là Trường cấp 3 Yên Mỹ và cấp 3 Bần Yên Nhân. Khi mới thành lập, trường tiếp nhận học sinh ở các huyện phía Bắc Hưng Yên gồm: Mỹ Hào, Văn Lâm, Văn Giang, Yên Mỹ và phía Bắc 2 huyện Khoái Châu và Ân Thi. Buổi đầu thành lập, trường chưa có địa điểm ổn định, thầy và trò nhà trường phải dạy và học nhờ Trường Bổ túc văn hoá cán bộ tỉnh (sau này là khu tập thể của nhà máy xay Yên Mỹ) đóng trên địa bàn xã Trung Hưng, huyện Yên Mỹ. Vì vậy năm học đầu tiên, trường có tên gọi là Trường cấp 3 Yên Mỹ, có 4 lớp 8 (nay là lớp 10) với 218 học sinh; có 10 thầy, cô giáo đảm nhiệm việc giảng dạy, quản lý. Đến năm học 1962 - 1963, tỉnh đã quyết định cho xây dựng trường tại thị trấn Bần Yên Nhân, huyện Mỹ Hào (nay là phường Bần Yên Nhân, thị xã Mỹ Hào). Lúc này trường đổi tên là Trường cấp 3 Bần Yên Nhân. Quy mô của nhà trường đã được mở rộng hơn, có 8 lớp (lớp 8, 9) với 417 học sinh và 18 cán bộ, giáo viên. Giáo viên của nhà trường lúc đó chủ yếu ở Hà Nội, có thầy từ miền Trung ra dạy học.

Nhớ lại những ngày đầu mới thành lập (năm 1961), cơ sở vật chất còn nghèo nàn, vị trí chưa ổn định. Vừa học, thầy và trò nhà trường vừa bắt tay vào xây dựng cơ sở vật chất. Từng viên gạch hồng, từng bức tường thơm mùi vôi vữa… được dựng lên, đều do chính thầy và trò nhà trường cùng hăng say lao động sau mỗi giờ học. Cả giáo viên và học sinh phải mang lương thực, chất đốt, đồ dùng học tập, sinh hoạt từ nhà đến ở nhờ nhà dân quanh trường. Phương tiện giao thông lúc ấy hết sức hiếm, số xe đạp của học sinh đếm trên đầu ngón tay. Có nhiều học sinh nhà cách trường 7, 8 cây số, hàng ngày đều đặn đi bộ đến trường. Có bạn nhà ở xa hơn chục cây số, thì phải đi sớm từ sáng thứ 2, ở trọ lại đến chiều thứ 7 mới về nhà. Ngày đó, tình cảm của người dân ở gần trường đối với giáo viên, học sinh thật trân quý. Nhiều nhà dân còn rất khó khăn, thiếu thốn nhưng đã nhường nơi ăn, chốn ở, không thu tiền trọ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho học sinh yên tâm học tập. Tình cảm giữa học sinh và chủ nhà thật đầm ấm, gần gũi.  Học sinh chúng tôi thời đó không chỉ có nhiệm vụ học tập, lao động xây dựng trường mà còn lao động công ích nhiều lắm. Khóa học của chúng tôi tham gia đào đất xây dựng trường học, đắp nắn đường 5 giao cắt với đường sắt Như Quỳnh, trạm bơm Như Quỳnh, đường Quán chuột (nay là đường trung tâm Khu công nghiệp Phố Nối A nối từ đường 5 tới đường sắt), nạo vét kênh mương và nhiều công trình giao thông, thủy lợi khác; một số công trình văn hóa, phúc lợi công cộng của các huyện Văn Lâm, Mỹ Hào, Yên Mỹ. Lao động nhiều, vất vả nhưng vui, tình thầy trò đằm thắm, nhiều kỷ niệm khó quên. Vất vả, khó khăn là vậy, ai cũng hăng say học hành vì được các thầy, cô tận tình chăm lo giảng dạy.

Khó khăn, thiếu thốn đủ bề nhưng các phong trào của trường cũng rất khá. Đoàn Thanh niên lao động (nay là Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh) hoạt động rất sôi nổi, đạt nhiều thành tích xuất sắc, được các cấp khen thưởng. Phong trào văn hóa, thể thao rất sôi động, học sinh tích cực tham gia hội thao, hội diễn ở nhiều nơi. Nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập Đảng (3.2.1963), nhà trường vinh dự có 5 học sinh được đi học cảm tình Đảng. Tốt nghiệp cấp 3, người đi học đại học, trung học chuyên nghiệp, nhưng cũng nhiều người tham gia bộ đội, thanh niên xung phong trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, góp sức nhỏ bé của mình để xây dựng quê hương, đất nước…

60 năm ấy biết bao kỷ niệm về trường, thế hệ học sinh khóa đầu chúng tôi đã vào tuổi 80. Nhiều người đã trưởng thành trong công tác, kinh doanh, có bạn là Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Thứ trưởng, Vụ trưởng, Tổng giám đốc, cán bộ chủ chốt của tỉnh, Giám đốc các sở, ngành tỉnh và cán bộ chủ chốt các đơn vị, có bạn làm giáo viên rồi cán bộ quản lý của trường. Nhớ đến trường là nhớ các thầy, cô, các bạn học một thời hăng say học tập trong gian khó, khi ra trường đã hy sinh anh dũng cho Tổ quốc, đã viết lên trang truyền thống vẻ vang của Trường cấp 3 Bần Yên Nhân, đó là những liệt sỹ mà hôm nay họ không về thăm trường được.

Nhân dịp 60 năm thành lập, về thăm trường xưa, nghe giới thiệu về truyền thống của nhà trường, chúng tôi - những cựu học sinh khóa đầu của trường không khỏi bồi hồi xúc động, tự hào trước những thành tích to lớn mà nhà trường đạt được. Dưới sự lãnh đạo của tổ chức Đảng nhà trường, các thế hệ thầy và trò Trường THPT Mỹ Hào đã tích cực giảng dạy, học tập và công tác, hăng hái tham gia phong trào thi đua như phong trào “Hai tốt”. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nhiều giáo viên và học sinh của nhà trường đã xếp bút nghiên lên đường bảo vệ Tổ quốc. Khi giặc Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc, nhà trường phải nhiều lần sơ tán về các địa bàn xa trung tâm huyện. Đất nước thống nhất, thầy và trò nhà trường bắt tay vào việc khôi phục, củng cố cơ sở vật chất, tiếp tục đặt việc dạy chữ, dạy người lên hàng đầu, phát huy tinh thần đoàn kết, tương trợ, thi đua dạy tốt, học tốt. Chính vì vậy, chất lượng dạy và học của nhà trường tiếp tục được khẳng định, quy mô trường, lớp tiếp tục được mở rộng. Ngày 1.1.1997, tỉnh Hưng Yên được tái lập. Được sự quan tâm của các cấp, các ngành, nhà trường đã huy động các nguồn lực để xây dựng, tu sửa và trang bị mới về cơ sở vật chất, tạo điều kiện để thầy và trò có môi trường giáo dục thuận lợi hơn. Đến nay, 100% số phòng làm việc, phòng học và phòng học bộ môn, phòng học đa phương tiện, thư viện... đã được xây dựng kiên cố cao tầng. Tháng 3.2010, nhà trường vinh dự được công nhận trường chuẩn quốc gia. Hàng năm, tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng luôn đứng ở tốp đầu trong toàn tỉnh, có nhiều học sinh đỗ Thủ khoa, Á khoa, có em đạt điểm tuyệt đối 30/30. Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ở Trường THPT Mỹ Hào không chỉ tác động đến phong trào dạy và học của thầy và trò, mà còn tác động tích cực đến các bậc phụ huynh trong việc chăm lo học tập, rèn luyện của con em mình…

Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, với sự nhiệt huyết, yêu nghề, đoàn kết của các thế hệ giáo viên, sự cố gắng tích cực của các thế hệ học sinh đã và đang học tập tại nhà trường, Trường THPT Mỹ Hào đã không ngừng phấn đấu để khẳng định vị trí của mình trong hệ thống giáo dục - đào tạo của tỉnh và luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ “trồng người”. Từ mái trường này, nhiều cán bộ, giáo viên và học sinh đã trưởng thành, có người đã trở thành cán bộ chủ chốt của các cơ quan Đảng, Nhà nước từ Trung ương đến địa phương, các nhà khoa học, cán bộ quản lý... góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng và phát triển quê hương. Nhiều năm qua, nhà trường liên tục giữ vững danh hiệu Trường tiên tiến xuất sắc, cơ quan, đơn vị văn hoá cấp tỉnh. Thành tích của nhà trường được ghi nhận bằng nhiều phần thưởng cao quý như: Huân chương Lao động hạng Ba, hạng Nhì, hạng Nhất; Cờ thi đua của Chính phủ năm 2007 và 2011. Tổ chức Đảng nhà trường liên tục được công nhận danh hiệu tổ chức cơ sở đảng, trong sạch vững mạnh cấp huyện, cấp tỉnh. Năm 2009, được Ban Thường vụ Tỉnh uỷ tặng Cờ “Chi bộ trong sạch, vững mạnh có thành tích tiêu biểu 5 năm 2004 - 2009”. Công đoàn, Đoàn Thanh niên được tặng thưởng nhiều Bằng khen, Giấy khen. Đặc biệt, trong năm 2010, nhà trường đã được Ban Thường vụ Tỉnh ủy tặng Bằng khen có thành tích tiêu biểu trong 4 năm thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Các năm gần đây, nhà trường tiếp tục nhận Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh.

60 năm so với lịch sử không dài, nhưng với Trường cấp 3 Bần Yên Nhân nay là Trường trung học phổ thông Mỹ Hào, là thời gian có bề dày truyền thống lịch sử, kể từ khi thành lập trường đến quá trình phát triển của trường. Nhân dịp 60 năm thành lập trường, cựu học sinh khóa I chúc Trường THPT Mỹ Hào ngày càng phát triển và đạt nhiều thành tích trong dạy và học. Chúc các thầy, cô giáo mạnh khỏe, hạnh phúc, các bạn học sinh học giỏi đạt nhiều thành tích trong học tập, tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang của trường trong 60 năm qua.