Lần đầu tiên tại Việt Nam, UEH đã tiên phong thiết kế và cung cấp cho xã hội chương trình đào tạo cử nhân Thuế trong kinh doanh, chú trọng đến việc cung cấp kiến thức thuế và môi trường kinh doanh quốc tế theo định hướng hoạch định thuế để xây dựng các chiến lược tài chính, kế toán và đầu tư kinh doanh phù hợp nhất nhằm đạt được số thuế tối ưu nhất và đảm bảo giá trị tối đa của các thực thể kinh.
Mức lương trong ngành Công nghệ Tài chính
Báo cáo Hướng dẫn lương mới nhất của Adecco cho thấy, vào năm 2022, trước đà phục hồi và tăng tốc trở lại của nền kinh tế nhờ chuyển đổi số và đổi mới sản phẩm, các tài năng công nghệ có tay nghề cao trong lĩnh vực thương mại điện tử, FinTech, blockchain sẽ dẫn đến cuộc chiến cạnh tranh nhân lực gay cấn nhất dành cho các công ty công nghệ. Đặc biệt là việc nhanh chóng đón đầu mọi xu hướng công nghệ mới của nhà lãnh đạo doanh nghiệp tại Việt Nam dẫn đến nhu cầu cao ở các vị trí CIO, Solution Architect, DevOps và các vai trò kỹ sư khác.
Theo Báo cáo Vietnam IT Market Report – Developers Recruitment State 2021 của TopDev mức lương ngành FinTech ở mức cao và đứng trong Top 3 các ngành công nghệ
Ngành Công nghệ Tài chính sẽ học những gì
Những môn học tiêu biểu: Lập trình căn bản, Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý, Phát triển hệ thống thương mại điện tử, Quản lý dữ liệu tài chính, Đổi mới sáng tạo trong tài chính, Trí tuệ nhân tạo, Tài chính -tiền tệ- Ngân hàng, Công nghệ tài chính căn bản- nâng cao, Tiền số và công nghệ blockchain, Phân tích dữ liệu tài chính, Kinh tế lượng tài chính, Quản trị rủi ro tài chính.
Triển vọng của ngành Công nghệ Tài chính
Theo Công ty Tư vấn và Quản lý toàn cầu McKinsey (Hoa Kỳ), dịch Covid-19 đã đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số toàn cầu lên 3 – 5 năm. Thị trường FinTech thế giới dự kiến đạt 325,3 tỷ USD vào năm 2030 nhờ sự tăng trưởng của thanh toán kỹ thuật số, đầu tư vào blockchain và sự bùng nổ theo cấp số nhân của các sàn thương mại điện tử.
Thống kê của Statista cho thấy, trên thế giới hiện có khoảng 10.000 công ty FinTech đang cạnh tranh với các ngân hàng trong lĩnh vực dịch vụ tài chính (thanh toán, tín dụng, huy động vốn, quản lý tài sản….).
Tại Việt Nam, trong những năm trở lại đây đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ, sâu rộng của lĩnh vực FinTech. Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy cho biết, Việt Nam đang là quốc gia đi đầu, tiên phong tại khu vực Đông Nam Á trong việc tiếp cận nhiều xu hướng mới nổi trên thế giới, trong đó có việc ứng dụng công nghệ thông tin, đẩy mạnh số hóa trong lĩnh vực tài chính. Số lượng các công ty FinTech tham gia cung ứng dịch vụ trên thị trường Việt Nam đã tăng từ khoảng 40 công ty (năm 2016) lên 154 (năm 2021).
Lĩnh vực FinTech cũng là lĩnh vực thu hút đầu tư của Việt Nam, đứng thứ ba trong khu vực. Thông tin chi tiết tham khảo tại đây.
Như vậy, FinTech là một trong những ngành đi đầu cho cuộc cách mạng 4.0 và được cho là có sự phát triển mạnh mẽ trong hiện tại và tương lai, đẫn đến nhu cầu nguồn nhân lực cũng tăng cao.
Những yêu cầu cho nhân lực ngành Công nghệ Tài chính
Ngành FinTech đòi hỏi nhân lực vừa có chuyên môn trong lĩnh vực tài chính, vừa am hiểu công nghệ thông tin. Cụ thể nhân lực ngành này cần nắm vững và vận dụng các kiến thức:
Cũng như các lĩnh vực thuộc công nghệ thông tin và kinh tế khác, yêu cầu kỹ năng mềm của ngành FinTech sẽ là kỹ năng học hỏi liên tục, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng năng giao tiếp và hoà nhập, kỹ năng chia sẻ ý tưởng,
Ngoài ra, người học FinTech nên thông thạo các ngôn ngữ công nghệ, chẳng hạn như C ++, Java và Python. Họ cũng phải nắm bắt được các tin tức tài chính và kinh tế và cần phải là người học luôn học hỏi. Thời gian không chờ đợi, và ngành công nghiệp FinTech đang thay đổi với tốc độ nhanh chóng, vì vậy những người tham gia vào lĩnh vực này phải có thể thích ứng nhanh chóng với những thay đổi này.
FinTech (Công nghệ Tài chính) là gì và ngành học FinTech là gì
Công nghệ Tài chính: là một khái niệm mới xuất hiện gần đây, là thuật ngữ tiếng Anh được kết hợp bởi 2 thuật ngữ: Finance (Tài chính) + Technology (Công nghệ) nên FinTech sẽ được dịch đơn giản là Công nghệ tài chính.
Công nghệ tài chính ở đây là những sản phẩm, ứng dụng, dịch vụ, quy trình…mới của công nghệ được áp dụng vào thị trường tài chính.
Doanh nghiệp FinTech: Những doanh nghiệp tài chính như ngân hàng, công ty bảo hiểm, chứng khoán…áp dụng công nghệ thông tin thì không được gọi là doanh nghiệp FinTech. Doanh nghiệp FinTech là doanh nghiệp công nghệ thông tin triển khai dịch vụ trong lĩnh vực tài chính. Khách hàng của doanh nghiệp FinTech là: các định chế tài chính (ngân hàng, đầu tư, công ty tài chính, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán … ), các doanh nghiệp, cá nhân người tiêu dùng. Mối quan hệ giữa các Ngân hàng thương mại và FinTech: Ngân hàng thương mại có thể là đối tác chiến lược của FinTech để kết hợp cung cấp các dịch vụ cho khách hàng cá nhân hay doanh nghiệp nhưng cũng có thể là đối thủ cạnh tranh của FinTech trong lĩnh vực dịch vụ cho vay tiêu dùng cá nhân và thanh toán.
Ngành học Công nghệ Tài chính: là một ngành đào tạo kết hợp giữa công nghệ và tài chính trong đó chủ yếu là ứng dụng công nghệ thông tin để đưa ra các sản phẩm, dịch vụ tài chính, gồm các phân khúc chính: thanh toán (payment), cho vay ngang hàng (P2P lending), công nghệ bảo hiểm (Insurtech), tiền điện tử (blockchain/cryptocurrency), ngân hàng số (digital banking), gọi vốn cộng đồng (crowdfunding), tài trợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs Financing), đầu tư và quản lý tài sản (retail investment & wealth management), Comparison, đánh giá điểm tín dụng (credit scoring)…Một số thương hiệu FinTech dần trở nên quen thuộc với người dùng Việt Nam như: ví điện tử MoMo, Payoo, Moca, ZaloPay và ViettelPay; các nền tảng thanh toán: Tikop, Infina, Finhay, TheBank, Mfast, Finbase; cho vay: Tima, Fiin, Doctordong..
Ưu điểm của Công nghệ Tài chính
FinTech ra đời được xem là làn sóng mới làm thay đổi toàn bộ cách thức cung ứng, vận hành các dịch vụ tài chính cũng như mô hình tổ chức đã có từ trước đến nay. Việc ứng dụng công nghệ tài chính đã tạo ra các mô hình kinh doanh mới thay đổi kênh phân phối sản phẩm, dịch vụ tài chính truyền thống.
Ngành Công nghệ tài chính là gì?
Công nghệ tài chính (còn được gọi là Fintech), là sự kết hợp của “Finance” và “Technology”, mang đến những cải tiến tối ưu và đột phá giúp đổi mới những hoạt động tài chính truyền thống. Đặc biệt, lĩnh vực Fintech còn ứng dụng những phát minh công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo (AI), phân tích dữ liệu lớn và công nghệ chuỗi khối giúp nâng cao hiệu quả và trải nghiệm người dùng.
Một số ứng dụng phổ biến áp dụng Fintech có thể kể đến như:
Bên cạnh những dịch vụ tài chính, Fintech cũng đẩy mạnh rất nhiều khía cạnh, bao gồm các hoạt động chuyển tiền, thanh toán, vay vốn đến đầu tư quản lý tài chính. Những ứng dụng trong ngành Công nghệ tài chính không chỉ đơn thuần tìm hiểu và phát triển thói quen của người dùng, mà còn thu hút người dùng vô thức lên kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm một cách hiệu quả hơn.
1. TỔNG QUAN VỀ CHƯƠNG TRÌNH CNTC:
Chương trình cử nhân Công nghệ tài chính là chương trình định hướng ứng dụng, với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực có kiến thức nền tảng và chuyên sâu về công nghệ tài chính, có kỹ năng thực hành nghề nghiệp; có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo; có khả năng nhận biết, nắm bắt và thích ứng với các xu hướng công nghệ, xây dựng các giải pháp ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng; có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động; có khả năng học tập suốt đời; có trách nhiệm nghề nghiệp và ý thức phục vụ cộng đồng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế.
2. VỊ TRÍ VIỆC LÀM: Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Công nghệ Tài chính hoàn toàn có thể đáp ứng yêu cầu tại các vị trí việc làm sau:
– Chuyên viên quản lý, kiểm soát hệ thống tài chính; kiểm tra tính bảo mật và vận hành hệ thống quản lý tài chính, ngân sách bằng công nghệ tại các cơ quan quản lý tài chính như: Ngân hàng Nhà nước, bảo hiểm nhà nước, cơ quan thuế, hải quan.
– Chuyên viên công nghệ và phát triển sản phẩm công nghệ tài chính tại các doanh nghiệp dịch vụ tài chính; tối ưu hóa danh mục đầu tư, cho vay, phát triển sản phẩm công nghệ (E-banking, E-broker, E-report, …) dựa trên nghiên cứu dữ liệu lớn tại các tổ chức tài chính trong và ngoài nước như các ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán hay các quỹ đầu tư, các công ty Fintech.
– Người sáng lập hoặc tham gia các dự án khởi nghiệp trong lĩnh vực Fintech bằng phát triển sản phẩm công nghệ mới, sản phẩm ứng dụng nền tảng Blockchain.
– Giảng viên và nghiên cứu viên trong các trường cao đẳng, đại học; chuyên viên nghiên cứu, tư vấn, phân tích tại các trung tâm nghiên cứu ứng dụng công nghệ tài chính.
3. MỘT SỐ HỌC PHẦN: Những môn học chuyên ngành Công nghệ Tài chính vô cùng hấp dẫn:
+ Ứng dụng Python trong tài chính
+ Ứng dụng Blockchain trong tài chính
+ Máy học và trí tuệ nhân tạo trong tài chính
+ Phân tích dữ liệu lớn trong tài chính
Cùng rất nhiều môn học hấp dẫn, bắp kịp xu hướng kỷ nguyên số và cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi đang chờ đón các bạn tân sinh viên.
Ngành Công nghệ tài chính học những gì?
Khi bắt đầu theo đuổi ngành Công nghệ tài chính, bạn cần phải có sự am hiểu về kiến thức công nghệ thông tin, đồng thời trang bị những kỹ năng chuyên môn trong lĩnh vực tài chính. Bạn sẽ được giảng dạy các môn học trọng tâm bao gồm:
Những tố chất cần có để theo đuổi ngành Công nghệ tài chính
Khi lựa chọn lĩnh vực Fintech, bạn cũng cần phải có những tố chất cơ bản để đạt được thành công lâu dài trong ngành này. Fintech sẽ là một ngành học lý tưởng cho những ai sở hữu những tố chất sau:
Làm việc trong mảng fintech đòi hỏi bạn phải có kỹ năng làm việc nhóm, tư duy phản biện, làm việc dưới áp lực cao, khả năng quản trị bản thân và công việc tốt,…Bởi đặc thù ngành là luôn thay đổi, cho nên nếu không rèn được khả năng tự học và update bản thân, bạn sẽ nhanh chóng bị đào thải và thụt lùi lại so với những người khác.
DO ĐÓ, CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH CNTC ĐƯỢC THIẾT KẾ ĐỂ ĐÀO TẠO SINH VIÊN CÓ:
M5: Có năng lực tư duy (phản biện, phân tích, tổng hợp) và năng lực thực hành nghề nghiệp để ứng dụng công nghệ vào phát triển dịch vụ tài chính, quản lý, vận hành hoạt động kinh doanh và đầu tư trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng thích ứng với kỷ nguyên số hoá.
M6: Có khả năng độc lập trong làm việc, tự học hỏi và thu nhận những kiến thức mới, có khả năng sắp xếp, quản lý thời gian, công việc hợp lý; có khả năng học tập suốt đời trong môi trường toàn cầu.
M7: Có kỹ năng giao tiếp và hợp tác trong bối cảnh đa dạng về kinh tế, kinh doanh và công nghệ; có thái độ chuyên nghiệp trong làm việc nhóm; đủ năng lực hình thành, vận hành nhóm làm việc, lãnh đạo nhóm làm việc để đạt được hiệu quả trong công việc được giao.
M8: Có ý thức cầu tiến, vượt khó và có trách nhiệm cao trong công tác và phục vụ cộng đồng.
M9: Có khả năng sử dụng tiếng Anh phục vụ học tập, nghiên cứu, hoà nhập nhanh với cộng đồng công nghệ tài chính trong khu vực và quốc tế sau khi ra trường;
*** Các nguồn tài liệu tham khảo về Finance, Technology hay Fintech hầu hết là nguồn gốc bằng tiếng Anh. à Do đó CTĐT ngành CNTC không chỉ cung cấp các học phần tiếng Anh nền tảng mà còn cung cấp các học phần tiếng Anh chuyên ngành công nghệ, chuyên ngành tài chính ngân hàng và chuyên ngành công nghệ tài chính để sinh viên có thể lựa chọn.
M10: Có khả năng tiếp cận và sử dụng thành thạo máy vi tính, thành thạo các công nghệ lập trình cơ bản phục vụ công tác chuyên môn, phân tích số liệu, biên soạn tài liệu báo cáo và các công việc có liên quan.
5. CƠ QUAN CÓ NHU CẦU TUYỂN DỤNG
QUAN TRỌNG: CƠ HỘI VIỆC LÀM ĐỐI VỚI NGÀNH FINTECH CHỦ YẾU Ở NHỮNG THÀNH PHỐ LỚN, VẬY Ở ĐẮK LẮK VÀ NHỮNG TỈNH LÂN CẬN THÌ SAO?
NHỮNG DOANH NGHIỆP NÀO Ở ĐẮK LẮK NÓI RIÊNG VÀ KHU VỰC MIỀN TRUNG TÂY NGUYÊN NÓI CHUNG CẦN NHÂN SỰ FINTECH:
– CƠ QUAN THUẾ, HẢI QUAN, SỞ TÀI CHÍNH
ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT ĐẾN NĂM 2045: “Xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột trở thành trung tâm phát triển khoa học, công nghệ, du lịch, văn hoá của vùng Tây Nguyên”. à DO ĐÓ, NHÂN LỰC VỀ FINTECH LÀ HẾT SỨC CẦN THIẾT
NHU CẦU TUYỂN DỤNG TRONG TƯƠNG LAI
Công nghệ tài chính Fintech & cơ hội việc làm rộng mở
Fintech là một trong những ngành “khát” nhân lực hiện nay
Câu hỏi: “Fintech có phải là cơ hội của GenZ?” Google: Khoảng 7.650 kết quả (0,35 giây)
Fintech (Financial Technology) hiểu một cách đơn giản là sự ứng dụng công nghệ vào lĩnh vực tài chính. Sự ra đời của máy ATM, sau đó là các hệ thống giao dịch liên ngân hàng hay giao dịch chứng khoán là những cột mốc quan trọng trong thời kỳ hình thành ngành Fintech. Cùng với thời gian, khi công nghệ phát triển lên các tầm cao mới và cho phép con người khai thác triệt để các nguồn dữ liệu khổng lồ, các lĩnh vực mới như Blockchain, Big Data hay AI ra đời và được ứng dụng vào tài chính, đã mang đến một kỷ nguyên mới cho ngành Fintech.
Cách đây 3 năm, có thể thấy 2020-2021 là giai đoạn bùng nổ của chứng khoán toàn cầu và đặc biệt là ở Việt Nam. Trong bối cảnh Covid lan rộng, cuộc đua giữa các công ty chứng khoán/ngân hàng/tài chính trở thành cuộc đua về công nghệ để tiếp cận nhà đầu tư và đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ.
Đến 2022, các công ty công nghệ trên thế giới có liên quan đến việc phát triển và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) cũng tạo nên một cơn sốt chấn động thị trường chứng khoán toàn cầu kể từ sau khi công cụ ChatGPT ra mắt. Trong tương lai không xa, không một ngành nào có thể đứng ngoài cuộc chơi với công nghệ. Công nghệ chính là cánh tay nối dài để đưa chứng khoán hay các giải pháp tài chính đến gần hơn với mọi người. Vì thế, tiềm năng cho các ngành kết hợp như Fintech là rất lớn.
Bạn đang sử dụng ví điện tử Momo, Zalopay, Shopeepay… ? Bạn có đang sử dụng dịch vụ internet banking của các ngân hàng? Bạn có vay vốn qua các app? Có lẽ nhiều người trong chúng ta cũng đang sử dụng các dịch vụ trên, trong đó, đâu là công nghệ ngân hàng? đâu là công nghệ tài chính (FinTech)? Vậy ngành Công nghệ tài chính là gì? Là đối thủ hay đối tác của các ngân hàng? Triển vọng ra sao? Ngành Công nghệ Tài chính học những gì? Thuận lợi và thách thức cho nhân lực? Mức thu nhập và vị trí làm việc trong ngành Công nghệ Tài chính? Hãy cùng Hướng nghiệp 4.0 CDM tìm câu trả lời cho những câu trên nhé.