Tải trọn bộ các văn bản về chuyển khẩu hàng hóa hiện hành: Tải về
Đáp ứng nhu cầu của con người và phụng sự xã hội
Hoạt động kinh doanh với mục tiêu chính là kiếm tiền thông qua việc phục vụ nhu cầu của con người và phụng sự xã hội. Bằng cách xác định những mong muốn, kỳ vọng của con người, các doanh nhân sẽ phân tích, hiểu rõ hoạt động đó sẽ mang lại lợi ích gì cho cộng đồng, xã hội.
Mọi hoạt động kinh doanh đều xuất phát từ việc hiểu và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Các doanh nghiệp thành công là những doanh nghiệp có khả năng cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp với mong muốn, nhu cầu và thậm chí tạo ra nhu cầu mới. Việc đáp ứng nhu cầu của con người là động lực chính thúc đẩy sự phát triển của sản phẩm, dịch vụ và công nghệ.
Doanh nghiệp không chỉ tồn tại để kiếm lợi nhuận, mà còn có vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống của xã hội. Điều này bao gồm việc tạo ra việc làm, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, tham gia vào các hoạt động cộng đồng và đóng góp vào các mục tiêu phát triển bền vững. Một doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội sẽ xây dựng được uy tín và lòng tin từ cộng đồng, khách hàng và các đối tác.
Sự cân bằng giữa việc tạo ra lợi nhuận và đóng góp vào sự phát triển của xã hội chính là yếu tố then chốt để doanh nghiệp phát triển một cách lâu dài và bền vững.
Những thách thức đối với hoạt động kinh doanh ngày nay
Kinh doanh không phải là một miếng bánh dễ ăn, đặc biệt là khi nói đến các tập đoàn. Mỗi doanh nghiệp phải đối mặt với những thách thức bên trong và bên ngoài, bao gồm:
Đối phó với sự không chắc chắn trong tương lai như xu hướng thị trường, kỳ vọng của khách hàng, môi trường kinh tế thay đổi. Doanh nghiệp phải chủ động và kiểm soát mọi vấn đề có thể xảy ra, nhằm duy trì lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Giám sát các hoạt động của tổ chức một cách hiệu quả cũng là một thách thức khác. Quản lý cần phát triển KPI và kiến thức chuyên môn trong việc giải thích, truyền đạt các số liệu để đưa ra những quyết định tốt hơn.
Quản lý tài chính: Doanh nghiệp cần biết đầu tư vào đâu, khi nào, làm thế nào để tiết kiệm chi phí, làm cách nào để tăng tỷ suất lợi nhuận, duy trì dòng tiền tốt,...
Tuân thủ những quy định, chính sách do chính quyền đặt ra, bao gồm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, chính sách kinh tế, nghĩa vụ pháp lý,...
Tích hợp doanh nghiệp và công nghệ một cách nhất quán, những tiến bộ công nghệ ngày nay thậm chí còn nhanh hơn những thứ khác, nếu không theo kịp, doanh nghiệp sẽ bị bỏ lại phía sau.
Tuyển dụng, quản lý lực lượng lao động tài năng, phù hợp với doanh nghiệp, nếu tuyển dụng sai người, tổ chức sẽ khó có thể phát triển. Những người có kỹ năng chuyên nghiệp, thái độ và tư duy xuất sắc là tài sản quý báu của một doanh nghiệp.
Các loại hình kinh doanh phổ biến hiện nay
Kinh doanh dịch vụ có nghĩa là hoạt động kinh doanh không tạo ra hàng hóa hữu hình, mà bán gói dịch vụ cho khách hàng, như kinh doanh spa, sức khỏe, du lịch, tư vấn tâm lý,...
Trong thời đại nhu cầu, kỳ vọng và mức sống của con người ngày càng cao, những doanh nghiệp hoạt động với hình thức kinh doanh này phải trở nên chuyên nghiệp và thấu hiểu tâm lý khách hàng nhất có thể.
Kinh doanh bán lẻ là loại hình kinh doanh phổ biến nhất trên thị trường hiện nay. Hình thức này đưa sản phẩm, hàng hóa từ nhà cung cấp, nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Kinh doanh bán lẻ hướng tới đối tượng khách hàng cá nhân, mua bán hàng hóa với số lợi nhuận thấp.
Phổ biến nhất phải kể đến như các cửa hàng tạp hóa, cửa hàng tiện lợi, siêu thị, trung tâm thương mại,... Hình thức kinh doanh bán lẻ bao gồm đa dạng các loại sản phẩm. Tùy vào quy mô đó tập trung vào loại sản phẩm nào, ví dụ như cửa hàng bán vật liệu xây dựng hoặc điện thoại/ laptop sẽ khác với một tạp hóa bán tổng hợp nhiều loại hàng.
Kinh doanh sản xuất tức là những doanh nghiệp tạo ra sản phẩm, rồi đưa sản phẩm đó cho các đại lý, nhà phân phối, hoặc cũng có thể bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Chẳng hạn như các công ty thời trang sản xuất các sản phẩm dành cho thương hiệu của mình như Juno, Vascara, hay các doanh nghiệp sản xuất điện thoại như Apple, Samsung,...
Quy định về kinh doanh chuyển khẩu?
Căn cứ Điều 18 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định như sau:
- Thương nhân Việt Nam được quyền kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa theo quy định sau:
+ Đối với hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, trừ trường hợp Giấy phép xuất khẩu tự động, Giấy phép nhập khẩu tự động, thương nhân phải được Bộ Công Thương cấp Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu. Trường hợp kinh doanh chuyển khẩu theo hình thức hàng hóa được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu, không qua cửa khẩu Việt Nam, thương nhân không phải có Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu.
+ Trường hợp hàng hóa không thuộc quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này, thương nhân không phải có Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu của Bộ Công Thương.
- Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không được thực hiện hoạt động kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa.
- Chuyển khẩu hàng hóa được thực hiện trên cơ sở hai hợp đồng riêng biệt: Hợp đồng mua hàng và hợp đồng bán hàng do doanh nghiệp ký với thương nhân nước ngoài. Hợp đồng mua hàng có thể ký trước hoặc sau hợp đồng bán hàng,
- Hàng hóa kinh doanh chuyển khẩu phải được đưa vào, đưa ra khỏi Việt Nam tại cùng một khu vực cửa khẩu và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan từ khi đưa vào Việt Nam cho tới khi được đưa ra khỏi Việt Nam.
- Việc thanh toán tiền hàng kinh doanh chuyển khẩu phải tuân thủ các quy định về quản lý ngoại hối và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Căn cứ Điều 89 Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan đối với hàng hoá kinh doanh chuyển khẩu như sau:
- Hàng hoá kinh doanh chuyển khẩu được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu không qua cửa khẩu Việt Nam thì không phải làm thủ tục hải quan.
- Hàng hoá kinh doanh chuyển khẩu được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu, có đưa vào khu vực kho bãi thuộc các cảng biển Việt Nam (không đưa vào kho ngoại quan, không đưa vào khu vực trung chuyển hàng hoá), thủ tục kiểm tra, giám sát hải quan thực hiện như sau:
Nộp cho Chi cục Hải quan nơi có hàng hóa nhập khẩu chuyển khẩu 01 bộ hồ sơ gồm:
++ Văn bản đề nghị chuyển khẩu hàng hóa theo mẫu số 22/CKHH/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này;
++ Vận tải đơn hàng nhập khẩu: 01 bản chụp.
+ Trách nhiệm của Chi cục Hải quan cửa khẩu:
++ Tiếp nhận, kiểm tra bộ hồ sơ lô hàng nhập khẩu chuyển khẩu;
++ Xác nhận nhập khẩu và ký tên, đóng dấu công chức trên công văn đề nghị của doanh nghiệp;
++ Giám sát và theo dõi lô hàng chuyển khẩu cho đến khi xuất ra khỏi Việt Nam;
++ Sau khi hàng hóa xếp lên phương tiện, công chức hải quan giám sát tại cửa khẩu xác nhận hàng đã qua khu vực giám sát trên văn bản đề nghị chuyển khẩu hàng hóa;
++ Trường hợp hàng hóa chuyển khẩu xuất qua cửa khẩu khác với cửa khẩu nhập nhưng cùng trong hệ thống khu vực cảng biển thuộc địa bàn giám sát của Cục Hải quan thì sau khi hàng hóa đưa vào khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu xuất, công chức hải quan giám sát xác nhận hàng đã qua khu vực giám sát trên văn bản đề nghị chuyển khẩu hàng hóa; việc giám sát hàng hóa đưa ra, đưa vào khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu thực hiện theo quy định tại Điều 52 Thông tư này;
++ Trong quá trình kiểm tra, giám sát nếu phát hiện lô hàng chuyển khẩu có dấu hiệu vi phạm thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu quyết định kiểm tra thực tế và xử lý theo quy định.
+ Hàng hóa kinh doanh chuyển khẩu phải được xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trong vòng 30 ngày kể từ ngày được Chi cục Hải quan cửa khẩu hoàn thành việc tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ hải quan hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa.
- Hàng hoá được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam và đưa vào kho ngoại quan, khu vực trung chuyển hàng hoá tại các cảng Việt Nam thì làm thủ tục hải quan theo quy định đối với hàng hoá đưa vào, đưa ra kho ngoại quan, khu vực trung chuyển hàng hóa tại các cảng Việt Nam.
- Hàng hóa kinh doanh theo phương thức chuyển khẩu phải đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam tại cửa khẩu nhập.
- Hàng hoá kinh doanh chuyển khẩu thuộc đối tượng được miễn kiểm tra. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa theo quy định tại Điều 29 Thông tư này.
Trên đây là những quy định pháp luật liên quan đến việc kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa mà bạn quan tâm.
KINH DOANH CHUYỂN KHẨU HÀNG HOÁ
- Chuyển khẩu hàng hóa là việc mua hàng từ một nước, vùng lãnh thổ để bán sang một nước, vùng lãnh thổ ngoài lãnh thổ Việt Nam mà không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam
- Các hình thức chuyển khẩu hàng hoá:
+ Hàng hóa được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu không qua cửa khẩu Việt Nam;
+ Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam;
+ Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam và đưa vào kho ngoại quan, khu vực trung chuyển hàng hoá tại các cảng Việt Nam, không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam
(Điều 30 Luật Thương mại số 36/2005/QH11)