Ngành Kinh doanh quốc tế đang ngày càng trở nên hấp dẫn trong bối cảnh thế giới ngày càng toàn cầu hóa. Đây không chỉ là lĩnh vực mang đến những kiến thức sâu rộng về thương mại quốc tế, mà còn mở ra cơ hội để khám phá và kết nối với nhiều nền văn hóa kinh doanh đa dạng. Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và thương mại trên phạm vi toàn cầu, ngành Kinh doanh quốc tế trở thành cầu nối thiết yếu giúp đẩy mạnh sự hợp tác và phát triển kinh tế giữa các quốc gia.
Có nên học Ngành Kinh doanh quốc tế không?
Quyết định có nên học ngành Kinh doanh quốc tế hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố cá nhân, bao gồm sở thích, kỹ năng và mục tiêu nghề nghiệp của bạn. Dưới đây là một số lý do khiến ngành này có thể là lựa chọn tốt mà bạn có thể xem xét:
Ngoài ra, bạn cũng cần phải cân nhắc bởi những yếu tố:
Tổ hợp xét tuyển chuyên ngành phân tích dữ liệu tại Trường Đại học Kinh Tế – Luật
Đề án tuyển sinh năm 2024 tại Trường Đại học Kinh tế – Luật về cơ bản giữ nguyên các phương thức xét tuyển và tổ hợp môn xét tuyển như năm 2023, sự ổn định này góp phần giúp phụ huynh học sinh dễ dàng hơn trong việc đối chiếu, và có các sách lược tốt hơn trong cuộc đua đầu vào đại học.
Tổ hợp xét tuyển tại UEL bao gồm: A00, A01, D01 và D07
Ngành Kinh doanh quốc tế là gì?
Ngành Kinh doanh quốc tế là một lĩnh vực tập trung vào hoạt động thương mại giữa các quốc gia. Nó liên quan đến việc nghiên cứu và thực hành các khía cạnh kinh doanh trên phạm vi quốc tế, bao gồm xuất nhập khẩu, đầu tư, logistics, thanh toán quốc tế, chiến lược kinh doanh toàn cầu và quản lý đa văn hóa.
Học ngành này, sinh viên được tìm hiểu về các nguyên tắc cơ bản của kinh tế, kinh doanh, luật pháp và quản lý trong bối cảnh quốc tế. Họ cũng học cách phân tích thị trường toàn cầu, quản lý rủi ro, và thực thi các chiến lược để xây dựng và duy trì quan hệ kinh doanh quốc tế. Ngoài ra, các kỹ năng mềm như đàm phán, giao tiếp đa văn hóa, và giải quyết xung đột cũng được chú trọng để chuẩn bị cho sinh viên làm việc trong môi trường đa dạng văn hóa.
Ngành Kinh doanh quốc tế ra trường có mức lương bao nhiêu?
Mức lương cho sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh doanh quốc tế có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Dưới đây là một số thông tin chung để bạn tham khảo:
Tuy nhiên, đây chỉ là các con số ước tính mang tính tham khảo. Mức lương thực tế có thể bị ảnh hưởng bởi cung cầu thị trường lao động tại thời điểm đó, cũng như chính sách lương thưởng của từng công ty. Việc xây dựng cho mình một bộ hồ sơ năng lực vững chắc qua việc học hỏi, tích lũy kinh nghiệm thực tế, và phát triển kỹ năng sẽ giúp bạn gia tăng cơ hội nhận được mức lương cao hơn.
Ngành/chuyên ngành phân tích dữ liệu có mức lương bao nhiêu?
Mức lương của ngành/chuyên ngành này được đánh giá có mức khởi điểm khá cao trong thị trường lao động hiện nay . Mức lương trung bình: Khoảng 10 – 15 triệu đồng/tháng dành cho những bạn mới vào nghề và từ 20 – 30 triệu đồng/tháng đối với những người đã có kinh nghiệm.
Ngành/chuyên ngành phân tích dữ liệu học tại Trường Đại học Kinh tế – Luật, ĐHQG – HCM (UEL)
Năm 2024 UEL bắt đầu tuyển sinh khóa đầu tiên chuyên ngành Phân tích dữ liệu chương trình tiếng Việt (mã ngành 7310108_419) nằm trong khung chương trình đào tạo Ngành Toán kinh tế. Dù là ngành mới tuyển sinh nhưng mức độ quan tâm tới ngành này khá cao, cụ thể số lượng hồ sơ nộp về trường đối với chuyên ngành này có thể nói là nổi bật trong danh sách các ngành tuyển sinh.
Mục tiêu đào tạo ngành phân tích dữ liệu tại UEL là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về phân tích dữ liệu; Có phẩm chất chính trị, đạo đức; thái độ học tập và làm việc tích cực; sinh viên tốt nghiệp nắm vững kiến thức, công nghệ hiện đại trong kinh tế, tài chính; có khả năng gia nhập lực lượng lao động chất lượng cao, khai thác hiệu quả dữ liệu số, chủ động, sáng tạo đề ra các chương trình, giải pháp mang lại giá trị cho doanh nghiệp, tạo ra và duy trì lợi thế cạnh tranh cho đơn vị công tác.
Tố chất cần có khi học Ngành/chuyên ngành phân tích dữ liệu là gì?
Việc chọn nghề mình thích đế sống và làm việc với đam mê thì tố chất riêng của mỗi người có phù hợp với ngành mình chọn theo học không cũng là một điều rất quan trọng. các chuyên gia phân tích dữ liệu thường sở hữu một số tố chất quan trọng sau đây:
Các phương thức xét tuyển chuyên ngành phân tích dữ liệu của Trường Đại học Kinh tế – Luật, ĐHQG-HCM
Cũng giống như các ngành/chuyên ngành khác trong đề án tuyển sinh 2024 tại Trường Đại học Kinh tế – Luật áp dụng 5 phương thức tuyển sinh bao gồm:
Ngành phân tích dữ liệu ra trường làm nghề gì? Công việc ra sao?
Chọn ngành theo học là một trong những bước chuẩn bị nền tảng cho tương lai của mình. Nhiều học sinh sẽ có thắc mắc học Ngành/chuyên ngành phân tích dữ liệu ra trường làm nghề gì? dưới đây là một số công việc trong lĩnh vực này:
Chuyên gia phân tích dữ liệu (Data Analyst)
Chuyên gia phân tích dữ liệu chịu trách nhiệm phân tích và tìm hiểu dữ liệu, từ đó có thể đưa ra thông tin hữu ích về chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp. Các công việc cụ thể của chuyên gia phân tích dữ liệu bao gồm:
Kỹ sư khoa học dữ liệu (Data Scientist)
Kỹ sư khoa học dữ liệu (Data Scientist) sẽ phân tích và xử lý dữ liệu lớn để hỗ trợ quyết định chiến lược cho doanh nghiệp. Ví dụ phát triển mô hình dự đoán rủi ro tín dụng trong ngân hàng để hỗ trợ quyết định cho vay. Kỹ sư khoa học dữ liệu chịu trách nhiệm những công việc sau:
Data Scientist là công việc phổ biến trong ngành công nghệ và tài chính. Bên cạnh đó, các phân tích của kỹ sư khoa học dữ liệu cũng được áp dụng trong tài chính, y tế, công nghệ thông tin,… Kỹ sư khoa học dữ liệu cần có bằng đại học chuyên ngành khoa học máy tính, thống kê hoặc các ngành có liên quan. Cùng với đó, Data Scientist cần có kiến thức và kỹ năng về khoa học dữ liệu, machine learning và phân tích, giải quyết vấn đề.
Kỹ sư dữ liệu (Data Engineer) tập trung vào việc xây dựng và duy trì hệ thống cơ sở dữ liệu. Một Data Engineer cần có kiến thức sâu về cơ sở dữ liệu, lập trình và hiểu biết vững về hệ thống dữ liệu. Công việc cụ thể của kỹ sư dữ liệu bao gồm:
Data Engineer là công việc được đánh giá cao trên thị trường hiện nay vì yêu cầu nhiều kỹ năng và kinh nghiệm. Cụ thể kỹ sư dữ liệu sẽ làm cho các mảng về công nghiệp, tài chính và marketing. Ví dụ, Data Engineer tham gia vào việc xây dựng hệ thống lưu trữ dữ liệu cho một doanh nghiệp bán lẻ để quản lý thông tin khách hàng.
Chuyên gia phân tích định lượng (Quantitative Analyst)
Chuyên gia phân tích định lượng (Quantitative Analyst) tập trung vào việc sử dụng số liệu và các phương pháp định lượng. Từ đó, Quantitative Analysis sẽ phân tích và dự đoán thông tin trong ngành cho doanh nghiệp. Chuyên gia phân tích định lượng có những nhiệm vụ bao gồm:
Quantitative Analyst phổ biến trong lĩnh vực tài chính và kinh doanh, đặc biệt là trong các công ty chứng khoán và quỹ đầu tư. Chuyên gia phân tích định lượng thường phân tích số liệu tài chính để dự đoán xu hướng thị trường. Chính vì thế, một doanh nghiệp cần có đội ngũ Quantitative Analyst để đầu tư tài chính thông minh và hiệu quả.
Ngành/chuyên ngành phân tích dữ liệu học những môn gì?
Một số môn bạn sẽ học gì trong ngành Phân tích dữ liệu:
Công cụ Phân tích dữ liệu chính:
Khả năng logic tốt và tư duy theo hệ thống
Tư duy logic là kỹ năng vô cùng quan trọng để làm việc với hàng triệu số liệu, hay tìm kiếm lỗ hổng trong bộ dữ liệu thì. Có rất nhiều người rất giỏi Toán hay Lập trình nhưng nếu vậy vẫn chưa đủ để phân tích kết quả cuối cùng sau khi dọn dẹp dữ liệu. Sinh viên cần biết so sánh, đối chiếu, nhìn nhận vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau và phân tích vấn đề trong mối tương quan với các yếu tố khác trong hệ thống. Nhưng bạn đừng lo lắng, kỹ năng này có thể được tôi luyện qua công việc thực tế. Điều bạn cần là xác định yếu tố quan trọng này và tập trung rèn luyện nó.