Từ khi làng nghề được khôi phục lại, mỗi năm cơ sở chạm khắc gỗ của ông Nguyễn Văn Tiếp nhận dạy nghề khoảng 30 - 40 học viên và các con em nhà nghèo được ông dạy nghề miễn phí. Không chỉ hướng dẫn tận tình về nghề, ông Tiếp còn dạy bảo các em về nhân cách, đạo đức của người làm nghề.

Một số làng nghề truyền thống nổi tiếng của Hải Phòng

Đã từ rất lâu, làng tạc tượng Bảo Hà, huyện Vĩnh Bảo đã nổi tiếng với nghề điêu khắc gỗ mang đậm dấu ấn bản sắc dân tộc. Là một làng nghề hơn 700 năm tuổi, Bảo Hà vừa lưu giữ được những giá trị truyền thống vừa mang trong mình dáng dấp của một làng quê đang đổi mới từng ngày.

Với truyền thống điêu khắc gỗ và sơn mài ở Bảo Hà đã có từ lâu thì  nơi này đã được xem là cái nôi của nghề tạc tượng cả nước. Đến với du lịch Hải Phòng từ hành trình du lịch trong nước để được tìm hiểu về lịch sử của nghề cũng như viếng thăm miếu Cả nơi thờ phụng và lưu giữ chân dung cụ Nguyễn Công Huệ người khai sinh ra làng nghề tạc tượng Hải Phòng.

Nhắc đến làng Kiều Trung của du lịch Hải Phòng thì hầu hết du khách sẽ nhớ đến một ngôi làng trông hoa sứ nổi tiếng ở nơi đây. Cả làng Kiều Trung với 361 hộ dân thì có tới 300 hộ là trồng hoa sứ để đem đi buôn bán, trao đổi còn lại thì trồng cho vui cửa, vui nhà.

Đến với du lịch Hải Phòng du khách sẽ được chiêm ngưỡng sắc đỏ hồng của hoa sứ nở rợp từ sân nhà đến ngoài vườn. Những câu chuyện của người dân nơi đây mỗi khi gặp nhau cũng đều xoay quanh chuyện cây hoa sứ. Hoa sứ được xem là biểu tương của thôn Kiều Trung khi mà nhà nào ít thì dăm ba cây, nhà nào nhiều thì có tới vài trăm cây, hầu như người dân Hải Phòng sống ở thôn Kiều Trung đều xem cây hoa sứ như là hướng mở để phát triển kinh tế gia đình từ xưa đến nay.

Làng nghề đồ mộc Kha Lâm được hình thành và tồn tại hàng trăm năm nay, nhiều đồ gỗ nội thất của làng nghề Kha Lâm từ tủ chè, sập gụ, hoành phi, câu đối…được chạm khắc tinh xảo, có mặt ở khắp mọi nơi, được nhiều người tiêu dùng yêu thích. Dưới sự cần cù sáng tạo, tài hoa của những bàn tay vàng của người làng nghề Kha Lâm đã biến những vật liệu tưởng như bình thường làm ra sản phẩm đẹp cho cuộc sống. Ngày nay, nghề mộc đang là nguồn sống chính của bà con ở Kha Lâm, đây cũng là mũi nhọn kinh tế của quận Kiến An nói riêng và Hải Phòng nói chung.

Hiện nay, làng nghề kha Lâm có hơn 100 cơ sở sản xuất mộc có từ 15 đến 20 lao động khiến cuộc sống của người dân làng nghề đang từng ngày thay da đổi thịt

Ở xã Quang Phục, huyện Tiên Lãng, ngoại thành Hải Phòng chỉ còn Lật Dương là làng nghề còn duy trì nghề truyền thống làm chiếu cói nổi tiếng khắp Hải Phòng.

Làng nghề chiếu cói Lật Dương có từ thế kỷ 17 với những sản phẩm chiếu cói nổi tiếng được trong và ngoài thành phố biết đến. Trải qua nhiều thăng trầm và biến đổi của những làng nghề truyền thống ở Hải Phòng, thì làng nghề làm chiếu cói Lật Dương vẫn giữ được nghề và đưa nó trở thành thương hiệu "Chiếu cói Lật Dương" nổi tiếng khắp nơi trong và ngoài Hải Phòng. Giờ đây, khi đến với du lịch giá rẻ Hải Phòng du khách nên ghé đến tham quan làng nghề dệt chiếu cói ở Lật Dương để trải nghiệm không khí nhộn nhịp tấp nập ở chợ chiếu, một sắc thái mới cho những làng nghề truyền thống của người dân Hải Phòng.

Làng gốm Dưỡng Động nằm ven sông Giá, thuộc huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng. Làng nghề làm gốm Dưỡng Động đã có một thời gian dài bị mai một, không giữ được những bản sắc độc đáo của nghề. Nhắc đến gốm Dưỡng Động nhiều người vẫn còn nhớ đến một làng gốm đã từng nổi tiếng khắp một vùng.

Những sản phẩm gốm được làm ra từ những bàn tay tài hoa của người nghệ nhân làng Dưỡng Đông không thua kém bất kỳ một sản phẩm gốm nổi danh nào khác.

Nếu như gốm Phù Lãng và Bát Tràng độc đáo ở chất men, thì người Dưỡng Động tự hào bởi bí quyết tạo sự hòa quyện của đất và lửa, làm ra loại gốm với sắc màu tự nhiên. Gốm Dưỡng  Động để thành phẩm phải được đem nung vừa lửa, đủ tạo độ rắn chắc, vững chãi cho sản phẩm và làm tươi mới cái màu nâu đỏ tự nhiên của đất sét có độ sắt cao, đặc trưng của vùng ven sông Hải Phòng.