Trong xã hội Hàn Quốc, nhu cầu quản lý nông thôn hiệu quả đang gia tăng đáng kể do sự già đi của dân cư nông thôn và giảm dân số. Trên một phía, có nguy cơ các ngôi làng sẽ dần mất đi do quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh. Tuy nhiên, trái ngược với điều đó, một xu hướng đang xuất hiện là giới trẻ trở lại nông thôn và lựa chọn làm nông nghiệp. Điều này tạo nên hai sự thay đổi đồng thời, có những khía cạnh tích cực và tiêu cực đang diễn ra đồng thời tại các vùng nông thôn của Hàn Quốc.

Phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn

Xây dựng và tổ chức triển khai hiệu quả các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, gắn phát triển nông nghiệp với phát triển công nghiệp, dịch vụ. Phát triển toàn diện, đồng bộ kinh tế nông thôn với cơ cấu nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ hợp lý, dựa trên khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo. Đầu tư nâng cấp hạ tầng công nghiệp, dịch vụ, hình thành mạng lưới lưu thông, bảo quản, chế biến, logistics, thương mại điện tử ở nông thôn.

Phát triển mạnh công nghiệp ở nông thôn, nhất là công nghiệp chế biến nông sản, công nghiệp sản xuất thiết bị, máy móc, vật tư phục vụ nông nghiệp. Đầu tư phát triển các cụm công nghiệp, làng nghề phù hợp với quy hoạch và điều kiện cụ thể tại địa phương; tạo môi trường kinh doanh thuận lợi thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, hình thành các doanh nghiệp có quy mô lớn sản xuất kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp; tạo nhiều việc làm tại chỗ, nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn.

Bảo tồn, phát triển các ngành nghề, làng nghề, dịch vụ nông thôn, du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái. Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), gắn với bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống. Chú trọng đào tạo, tôn vinh nghệ nhân ở nông thôn. Xây dựng hạ tầng thương mại nông thôn đa dạng, đồng bộ, kết hợp hài hoà giữa thương mại truyền thống với thương mại hiện đại, phù hợp với từng địa bàn; nâng cấp hệ thống chợ truyền thống đáp ứng nhu cầu của người dân. Phát huy vai trò của các hiệp hội ngành hàng trong liên kết sản xuất, bảo quản, chế biến, tiêu thụ nông sản.

Phát triển nền nông nghiệp hiệu quả, bền vững theo hướng sinh thái, ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng

Cơ cấu lại nông nghiệp thực chất, hiệu quả, khai thác và phát huy lợi thế nền nông nghiệp nhiệt đới, tiềm năng, lợi thế của từng vùng, miền, địa phương. Đẩy mạnh tích tụ, tập trung đất đai; phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, chuyên canh hàng hoá tập trung, quy mô lớn, bảo đảm an toàn thực phẩm dựa trên nền tảng ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến, chuyển đổi số, cơ giới hoá, tự động hoá; gắn kết chặt chẽ nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ, sản xuất với bảo quản, chế biến và tiêu thụ nông sản. Khuyến khích phát triển nông nghiệp xanh, hữu cơ, tuần hoàn, chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), giảm phát thải khí nhà kính… Tiếp tục đầu tư, cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp, ưu tiên các công trình, dự án phục vụ cơ cấu lại nông nghiệp, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Phát triển mạnh công nghiệp sản xuất giống cây trồng và vật nuôi có năng suất, chất lượng cao, chống chịu được dịch bệnh, thích ứng với biến đổi khí hậu; bảo tồn và phát triển giống bản địa có giá trị cao; có cơ chế phù hợp để thúc đẩy các viện, trường, doanh nghiệp nghiên cứu, chọn, tạo giống; nâng cao năng lực tự chủ trong sản xuất thức ăn chăn nuôi; đẩy mạnh nghiên cứu, làm chủ công nghệ sản xuất vắcxin, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, thiết bị, vật tư nông nghiệp. Tổ chức lại sản xuất, phát triển mạnh kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác, trọng tâm là hợp tác xã, doanh nghiệp nông nghiệp; thúc đẩy liên kết, hợp tác theo chuỗi giá trị, nâng cao giá trị gia tăng. Phát triển đồng bộ, hiệu quả hệ thống kỹ thuật chuyên ngành thú y, bảo vệ và kiểm dịch thực vật, động vật, quản lý an toàn thực phẩm. Quản lý chặt chẽ chất lượng vật tư nông nghiệp, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh. Xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, chất lượng; xử lý nghiêm vi phạm trong sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm.

Về trồng trọt, chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp lợi thế và nhu cầu thị trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, quy mô lớn. Đổi mới chính sách quản lý và sử dụng đất trồng lúa theo hướng linh hoạt, hiệu quả; chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang sản xuất cây trồng, vật nuôi có hiệu quả cao hơn; bảo vệ nghiêm ngặt quỹ đất chuyên lúa, hằng năm sản xuất ít nhất 35 triệu tấn lúa để bảo đảm an ninh lương thực quốc gia. Đẩy mạnh áp dụng công nghệ, quy trình sản xuất tiên tiến, giảm sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc vô cơ; khuyến khích sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hữu cơ.

Về chăn nuôi, phát triển chăn nuôi công nghiệp ứng dụng công nghệ cao; hỗ trợ chăn nuôi trang trại, gia trại thân thiện với môi trường. Kiên quyết di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu dân cư tập trung. Phát triển các giống đặc sản, chăn nuôi hữu cơ tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao, lợi thế cạnh tranh. Bố trí quỹ đất phù hợp cho phát triển chăn nuôi, nhất là ở các địa phương chuyên trồng lúa. Xử lý triệt để tình trạng sử dụng chất cấm, lạm dụng kháng sinh, hoá chất không rõ nguồn gốc trong chăn nuôi; tăng cường năng lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống thú y, đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch bệnh.

Về thuỷ sản, phát triển nuôi trồng thuỷ sản trên biển và đất liền theo hướng công nghiệp, sinh thái; tăng cường kiểm soát dịch bệnh, dư lượng kháng sinh. Thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo vệ, phát triển và khai thác nguồn lợi thuỷ sản bền vững, phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế; nâng cao hiệu quả khai thác hải sản xa bờ gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo quốc gia; kiên quyết khắc phục tình trạng khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định; đẩy mạnh đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và dịch vụ nghề cá.

Về lâm nghiệp, tăng cường quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, phục hồi rừng tự nhiên gắn với bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái. Phát động phong trào trồng rừng theo quy hoạch và kế hoạch hằng năm. Phát triển kinh tế rừng, có cơ chế đặc thù để bảo đảm vừa làm tốt công tác bảo vệ, phát triển rừng, vừa tạo sinh kế, nâng cao thu nhập, đời sống của người dân sống ở khu vực có rừng. Đẩy mạnh xã hội hoá, phát triển thị trường cácbon, tăng nhanh diện tích rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững. Nâng cao chất lượng rừng trồng, chú trọng phát triển trồng rừng gỗ lớn, lâm đặc sản, đáp ứng cơ bản nhu cầu trong nước và làm nguyên liệu chế biến hàng xuất khẩu. Bảo vệ nghiêm ngặt rừng đặc dụng và rừng phòng hộ, chú trọng phát triển rừng ven biển. Rà soát, chuyển diện tích đất lâm nghiệp trên thực tế không có rừng sang đất sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản kết hợp với sản xuất lâm nghiệp phù hợp với quy hoạch. Phát triển công nghiệp chế biến gỗ và sản phẩm gỗ cao cấp để Việt Nam trở thành trung tâm chế biến, xuất khẩu đồ gỗ của thế giới.

Về diêm nghiệp, đầu tư nâng cấp hạ tầng, công nghệ, phát triển sản xuất, chế biến, đa dạng hoá sản phẩm muối; có chính sách phù hợp bảo đảm sinh kế, nâng cao thu nhập cho diêm dân.